Hồi thời Tây (thời thuộc Pháp-chú thích của tác giả), vùng này ven sông toàn là rừng lá dừa nước. Đâu đâu cũng thấy cây cối um tùm. Cả con sông cái lớn hết sức hoang vắng. Đi ghe trên sông, hiếm lắm mới thấy thấp thoáng nhà cửa ở xa xa trong bờ. Có lẽ vì sự hoang vắng trong cái khoảng không gian nước và trời bao la và hoang sơ, ẩn chứa nhiều điều bất trắc ấy đã làm cho số cư dân ít ỏi trong vùng luôn cảm thấy sợ hải khi phải xuống sông.
Sợ nhất là bọn trẻ con. Khi rủ nhau tắm sông, người lớn luôn căn dặn phải tắm nhanh nhanh rồi lên ngay, kẻo ma da đến kéo đi mất. Một hôm, bà Nguyệt cùng vài đứa trẻ ra sông tắm. Sau khi lặn hụp chơi trò móc sình đất chọi (ném-chú thích của tác giả) vào nhau vui vẽ, mắt đứa nào đứa nấy đỏ ngầu vì bị ngâm nước liên tục, bà cùng các bạn định lên bờ về nhà thì thấy thiếu mất một người. Đó là thằng Cu. Thằng này lội (bơi- chú thích của tác giả) rất giỏi. Vậy nên ai cũng tưởng rằng nó trốn đâu đó trong đám dừa nước để hù (doạ-chú thích của tác giả) chúng bạn chơi. Cả bọn bàn với nhau kéo lên bờ để hù lại nó. Nhưng sau khi mọi người lên bờ rồi mà không thấy tăm hơi thằng Cu đâu cả. Phát hoảng, bọn trẻ xúm nhau kêu nó inh ỏi nhưng vẫn không nghe tiếng trả lời.
Vậy là tất cả hớt hải chạy về xóm báo cho người lớn hay để ra tìm nó. Ông Năm, ba của thằng Cu và mấy người đàn ông trong xóm bỏ hết công việc, tức tốc chạy ra sông tìm thằng Cu. Mọi người xúm nhau lặn ngụp mò tìm từ xế trưa đến chạng vạng (chiều tối-chú thích của tác giả) cũng không thấy. Cha mẹ của thằng Cu khóc lóc thảm thương.
Thấy cảnh nầy, mấy người già trong xóm nói với nhau: “Chắc nó bị ma da kéo chết rồi”. Bọn trẻ, mặt mày đứa nào cũng còn tái xanh trước sự biến mất quá đột ngột của thằng bạn, nghe vậy mới hỏi về con ma da ra làm sao. Ông Chín Chơn, người lớn tuổi nhất trong xóm, mới diễn tả lại về con ma này: “Mình mẩy của ma da láng vo, trơn nhớt. Cho nên mình không thể nắm nó được. Còn nó thì nắm mình rất chắc, rồi kéo sâu xuống lòng sông, ai mai mắn lắm mới thoát ra được”.
Trẻ con thường không nhịn gì được lâu, cũng ít cả tin vào cái gì khi chưa thấy. Cho nên, chỉ một thời gian độ mấy tháng sau, những đứa trẻ trong xóm ven sông Cái Lớn lại ra sông tắm. Thời gian đầu, ai cũng tắm rất nhanh và không dám lội ra xa bờ. Nhưng dần dần chuyện về con ma da cũng chỉ làm cho mọi người sờ sợ chứ không ngăn cản được cái thú tắm sông của bọn trẻ. Bởi vì chẳng có đứa nào đã thật sự nhìn thấy con ma da cả. Những buổi tắm sông lại diễn ra rôm rả như cũ.
Hồi mới lập gia đình, tôi và bà xã làm nghề bán ba khía (một loại mắm chế biến từ con ba khía, một loài họ hàng nhà cua sống trên vùng rừng ngập mặn ven biển-Chú thích của tác giả). Đi bán bằng chiếc ghe tam bảng có mui, sinh hoạt luôn trên đó. Cuộc sống ngày đây, mai đó khắp nẽo vùng Miệt Thứ.
Đêm đó buộc ghe dưới “sàn lãn” (sàn nước dựng dưới bờ sông-Chú thích của tác giả) để ngủ. Trời mưa gió, sấm chớp ầm ầm, phải sập rèm xuống mới mong ngủ được. Đến nữa đêm thì ngớt mưa, chỉ còn nghe lắc rắc trên mui ghe. Đang thiu thỉu ngủ (mới bắt đầu chợp mắt-Chú thích của tác giả) thì làm như có tiếng gì kêu lụp cụp trước mũi ghe. Sợ có kẻ ăn trộm, tôi lật đật thức dậy, lấy cây đèn bão (một loại đèn dầu lữa được thiết kế đặc biệt, không sợ gió làm tắt-Chú thích của tác giả) bò ra xem thì chẳng thấy ai. Lại vào ngủ tiếp.
Khi bắt đầu đang mơ mơ, màng màng thì lại nghe tiếng động y hệt như vậy sau lái ghe. Lần nầy tôi ngồi bật dậy và xách đèn ra ngay. Khi chưa chui ra khỏi mui ghe thì nghe tiếng cái gì đó nhảy ùm xuống sông.
Chắc chắn là có người, tôi vội vàng chui nhanh ra lái, rọi đèn xuống mặt sông nhưng cũng không thấy được gì. Ngồi canh một hồi thì cơn buồn ngủ khiến tôi không chịu nổi, phải vô ngủ tiếp.
Đang ngủ, tôi tự nhiên cảm thấy cái gì đó nhớt nhớt, lạnh lạnh quấn vô chân mình. Tôi toát mồ hôi hột với ý nghĩ, đó chính là ma da. Vì trước kia tôi thường nghe cha tôi và bà con trong xóm kể về nó. Vậy là tôi cố kéo mạnh chân mình lại. Nhờ nó có da trơn lu như con lươn, trong khi tôi ở trên khô nên nó tuột ra được. Sau khi để chân tôi bị vuột ra, con ma da rút nhanh xuống nước rồi biến mất.
Vợ tôi có tật ngủ rất mê nên không hay biết gì. Tôi thì vặn cây đèn bão sáng hơn và thức canh luôn cho tới sáng. Nhưng từ đó con ma da không quay trở lại nữa.
[Truyện ma] Xóm oan hồn của tác giả Tao Không phần 22883 0 04:42 18/05/2017Truyện ma |
Truyện ma kinh dị Nước Mắt Cả Vong4674 0 15:58 26/01/2016Truyện ma |
Căn phòng ở tầng 9 Sài Gòn3302 0 15:10 16/07/2018Truyện ma |
[Truyện ma] Xóm oan hồn của tác giả Tao Không phần 12766 0 04:39 18/05/2017Truyện ma |
Những câu chuyện kỳ lạ tại bệnh viện tâm thần4265 0 03:23 18/07/2017Truyện ma |
Truyện ma kinh dị Người Hoá Chó4412 0 16:06 26/01/2016Truyện ma |
[Truyện bùa ngãi] Trâu sát chủ tự tử3227 0 03:26 18/08/2017Truyện ma |
Kỳ bí ký sự, một số sự vật tâm linh [Truyện ma]2925 0 22:58 15/03/2018Truyện ma |
Đám tang người điên [Full chap] – Tác giả “in order”3323 0 00:40 27/02/2017Truyện ma |
Lời Nguyền Soi Gương Full – Tác giả Lin Lin3084 0 16:10 26/01/2016Truyện ma |
Không có bình luận nào!