Tao hồi nhỏ bỏ nhà đi bụi. Năm 90 tao với thằng em đạp xe ra công viên Quách thị Trang ngủ (cv ngay chợ bến thành). Nửa đêm giang hồ tới xỉa dao vô bụng trấn lột hết mấy đồng lẻ, nó đòi lấy luôn xe đạp mà tao van xin nên nó tha. Tao đạp xe chở thằng em chạy một mạch lên Long Khánh (đồng nai). Đoạn sau này thằng em kể lại: giữa trưa tự nhiên tao phóng xe như điên và sức mạnh như trâu, có tảng đá lớn trước mặt tao phóng thẳng vô, xe ngã lăn đùng móp méo, 2 anh em trầy xước, tao nằm im.
Chủ quán nước ven đường ra khiêng tao vô, hỏi thì tao trả lời như cõi trên, đưa đồ ăn ra thì tao chụp ăn như thằng khùng, thấy tao khùng chủ quán cũng không biết tính sao nên cho ăn rồi ngủ tại quán luôn. Đoạn sau này là tao nhớ: Nửa đêm lạnh quá thức giấc, nghe mình mẩy ê ẩm, thấy ngủ trên mấy bàn kê lại của 1 quán xa lạ, thằng em nằm kế bên. Khều nó hỏi ủa đây là đâu, sao mình nằm ở đây? Nó trả lời như đoạn trên. Sáng thức dậy tao cảm ơn chủ quán và lôi chiếc xe đạp hư lại gần đó sửa, không có tiền anh em tao cuốc bộ từ đó (là đèo mẹ bồng con) đến chợ Long Khánh bán chiếc đồng hồ điện tử là vật cuối cùng, ăn 2 dĩa cơm rồi cuốc bộ trở lại trả tiền lấy xe.
Đạp xe lên Long Khánh 2 anh em vô đại nhà người dân xin làm mướn, xin mướn gì làm nấy, họ hỏi biết hái tiêu không tao bảo nào giờ chưa hái. Thế là không nhận, anh em tao trở ra bến xe Long Khánh nhặt ve chai. Nhặt 1 ngày không đủ cơm 2 anh em ăn, vài ngày sau túng quá tao bán luôn xe đạp, bắt xe đò về Bình Dương (khi đó là sông bé). Anh em tiếp tục nhặt ve chai quanh chợ Thủ Dầu Một, có hôm đi mãi lên Bến Cát rồi trở về chợ Thủ, nhặt ở Bình Dương có ăn hơn Long Khánh, 1 ngày cũng đủ cơm 2 dĩa còn có cả tiền sáng ăn mì xào. Rồi tao bị móc túi mất CMND, đang buồn ủ rủ thì có ông anh cũng dân lang thang xó chợ bảo mua 3 điếu thuốc ổng xin lại cho.
Tao chỉ còn đủ tiền mua 2 điếu ổng hút 1 điếu cho thằng kia 1 điếu thế là thằng kia trả cmnd cho tao. Một buổi trưa tao ngủ ngoài “nhà mát” trên bến Bạch Đằng Bình Dương (1 loại nhà để đứng hóng mát thường xây trên sông có cầu bắc từ bờ đi ra), cởi áo giặt phơi trên thành nhà. Thằng công an trực gần đó ra quăng cái áo xuống sông và đuổi anh em tao đi. Tao nhảy xuống sông chụp cái áo nhưng không kịp, áo trôi mất. Tao ở trần, 2 anh em bắt xe về Sài Gòn. Hồi xưa lên xe 1 lúc lâu người ta mới hỏi tiền, tao nói hỏng có tiền xin đi nhờ, vài xe đuổi xuống thì tao cũng gần tới Bình Triệu. Cuối cùng có chiếc xe chửi đổng nhưng vẫn cho tao đi nhờ về đến chợ Bến Thành. 2 anh em cuốc bộ về nhà (ở đường Phú Thọ gần Đầm Sen).
(Dài vì đi bụi tận 8 năm và có tới 3 đời vợ)
Vào khoảng năm 1992, có ông bạn của ba tao từ dưới Kiên Giang lên SG chơi, lúc ấy tao đang kiếm tiền bằng bán vé số, mặc cảm bỏ mẹ. Ông kia hỏi tao thích đi đánh cá không? tao bảo thích. Ông bảo cứ bắt xe xuống Ba Hòn hỏi nhà ông 2 Bé ổng sẽ dắt đi biển. Vài ngày sau tao bắt xe đi thật. Trên xe, mấy khách ngồi chung ghế hỏi tao đi đâu, tao kể xuống KG đi biển đánh cá. Ông nọ phán: Mày ra tới biển sẽ ói ra mật và mày sẽ bỏ cuộc. Tao vẫn đi. Xe bỏ tao xuống 1 nơi gọi là Ba Hòn, tao đi lòng vòng tìm nhà ông 2 Bé, có 1 người biết ông ấy và cho tao ngủ nhờ để mai bắt tàu ra đảo vì ông 2 Bé ở tận ngoài đảo Hòn Nghệ.
Hôm sau lên tàu khách ra đảo, tao thấy phong cảnh thiên nhiên quá đẹp nên tao thích. Ông 2 Bé đón tiếp tao và dẫn tao đi câu cá rạn, mua cá cơm về phơi khô, lên rừng làm rẫy….. cũng thú vị. Ổng có thằng con = tuổi tao, đêm 2 thằng thường ngủ chung, bỗng đâu nửa đêm con bé nhà bên lay tao dậy, nó nói anh qua bên võng ngủ cho em vô mùng nói chuyện với anh Tâm 1 tí. Tao qua võng nằm còn 2 đứa nó cứ rột rột rẹt rẹt trên cái giường bằng tre. Một đêm như thường lệ tao đang ngủ trên võng và 2 đứa nó đang rột rẹt thì dưới bờ biển vang lên lanh lảnh giọng người đàn bà hàng xóm: Lành ơi…. xuống khiêng đồ giúp mẹ! Tao nghẹ đứa con gái tông cửa chạy ào và nghe tiếng á… Sáng ra tao thấy trên kẹt cửa một chùm tóc khá to. Ôi mẹ ơi, tao mà bị kẹt đứt chừng ấy tóc chắc tao đau tới già.
Câu cá rạn biển (rạn là nơi có bãi đá ngầm) rất thích, buộc chùm kim tuyến quanh lưỡi câu, không cần mồi, thả xuống là cá đớp ngay, câu 1 lúc cả rổ. Khi gặp tàu lưới bao lại gần (tàu lưới bao là tên gọi của loại tàu chuyên đánh bắt cá cơm làm nước mắm) thì chèo xuồng lại xin nó ít các cơm về phơi khô ăn dần. Thời đó rất hào sảng, mỗi lần xin tàu nó cho cả thúng vài chục kg cá, về phơi ăn cả tháng chưa hết. Rồi cũng đến ngày có chiếc tàu kia thiếu bạn (bạn là tên gọi người đi làm thuê trên biển), thằng Tâm xin chủ tàu cho tao xuống thử việc. Ông chủ tàu hỏi tao làm 1 tuần đầu không lương đồng ý không? OK tao đồng ý.
Ôi mẹ ơi, đi tàu khách hay đi xuồng câu tao chỉ hơi xây sẩm chút mà xuống ghe cào ra khơi đúng là tao ói ra mật xanh thật. Tao ói rất nhiều lần, ban đầu còn ói thức ăn về sau toàn ói ra nước dãi và nôn thốc ruột gan, vị đắng nghét. Vừa ói vừa vẫn phải ngồi làm, phân loại cá tôm loại nào ra loại nấy, tanh vcl. Đúng là tao rất lì, hôm sau ông chủ hỏi tao đi nữa không? OK đi tiếp. Rồi cũng hết 1 tuần và tao đã quen dần, không còn ói và nghe mùi tanh nữa.
Hết 1 tuần thì tao được ăn lương chính thức, nhưng tao phải qua làm việc trên ghe của người em của ông chủ. (gọi là ghe vì nó nhỏ, chiếc nào lớn thì gọi là tàu). Vì thực ra ghe người em thiếu bạn nhưng thằng Tâm xin cho tao thử việc trên ghe người anh là ghe to máy lớn vững chãi hơn, nhiều người làm hơn, khi đó 1 bạn qua ghe người chủ em làm nhường chỗ cho tao thực tập. Hết 1 tuần họ trở về vị trí cũ còn tao qua ghe chủ em là nơi cần tao. Chiếu ghe cào của người chủ em, ông Tươi, rất nhỏ. Chỉ có 3 người gồm chính ông Tươi, thằng Tất và tao. Tao là lính mới nên ngoài làm việc nặng giống như thằng Tất, tao còn phải làm thêm việc là nấu cơm cho 3 người ăn và dẹp mâm rửa nồi.
Lương tao được 1.3 thằng Tất được 1.7 còn ông Tươi 2.0. Có nghĩa là một đêm ra khơi làm việc, sáng vào đảo nghỉ, gởi tôm cá cho tàu đò mang ra chợ bán, được bao nhiêu tiền sau khi trừ hết chi phí xăng dầu, thực phẩm, phần tiền còn lãi chia làm 10 phần. Trong đó 5 phần là của chủ ghe, 5 phần là của những người đi làm trên ghe. Vì vậy ông Tươi vừa là chủ ghe vừa đích thân cầm lái, làm ghe trưởng nên ông ấy ăn 5 phần của chủ và 2 phần của ghe trưởng. Thằng Tất lâu năm ăn 1.7 còn tao chỉ 1.3. Dù có cực nhưng hiên ngang giữa biển mênh mông vẫn thích hơn đi bán vé số.
Dần dần do tao chữ nghĩa nhiều hơn bọn dân đảo bản xứ nên được giao đi bán tôm cá thay cho vợ chủ vì bà làm mất tiền (chỉ đi coi người ta cân và cầm tiền về) tao được nâng lương 1.7 còn ông chủ xuống 1.6. Đến một hôm, là những ngày tết nên ghe neo nghỉ, tao về nhà ông 2 Bé chơi. Sáng ra nghe bà con lối xóm báo tin “sét đánh”: ghe ông Tươi bị chìm. Do tối qua trời trở gió nên ghe bị trôi neo, dạt vào bãi cát và sóng đánh lật. Tao chạy xuống hiện trường thì thấy thằng Tất ông Tươi hì hà hì hục tát nước, nhét mùng mền vô mấy chỗ thủng, tao cũng phụ giúp cả ngày mệt đứt hơi.
Sau 1 ngày quá mệt mỏi với màn tát nước và cùng cả xóm hè nhau kéo chiếc ghe lên trên bãi cát. Ông Tươi sẽ còn phải sửa lại máy móc và thân vỏ ghe bị thủng nhiều chỗ. Chắc phải mất cả tháng nữa mới ra khơi được.
Nhà ông 2 Bé có 3 người con gồm chị Hương, thằng Tâm Lớn và thằng Tâm. Tối về chị Hương bảo thằng Tâm Lớn hay là kiếm ghe khác cho tao đi chứ ghe ông Tươi chờ đến bao giờ. Thằng Tâm Lớn hiện đang đi tàu Kết Đoàn (thằng Tâm đi tàu Đức Trọng có chủ là ông Trọng anh của ông Tươi, còn ghe ông Tươi nhỏ quá không có tên). Mùng 4 tết thằng Tâm Lớn sang nhà chủ là ông Đoàn hỏi xin việc cho tao. Chủ nhận lời vì có mấy thằng về quê trong đất liền chưa biết qua tết có ra đảo không, mà nếu có ra thì kệ nó, chủ nhận tao rồi thì thôi. Anh em thằng Tâm rất có uy tín trên đảo vì tụi nó làm việc giỏi. Mùng 6 tết tao bắt đầu làm, chủ tàu này có 4 chiếc và đặt tên là Kết Đoàn 1, 2, 3, 4.
Tao làm việc trên tàu Kết Đoàn 3, thằng Sinh là thuyền trưởng, chả biết sao nó ghét tao như chó. Ngoài bắt tao làm lặt vặt đủ thứ, sai phà cafe cho nó uống, nó còn chửi tao không ngớt lời. Nào là dm mày kéo lưới mà sợ lưới đau à? dm mày lựa cá gì mò mò như mò l ồn thế? Trời thì mưa lạnh, gió biển ào ào quần áo ướt lạnh thấu xương, vẫn phải làm quần quật mà nó cứ chửi bên tai. Tao khóc, nước mắt tao hòa trộn với mưa trên mặt, tao nhớ Sài Gòn, nhớ gia đình… Sáng vào, tao tìm gặp thằng Tâm Lớn và kể lại chuyện. Tâm Lớn đi làm trên tàu Kết Đoàn 1, nó nói với tau là thằng Sinh có tật ma cũ bắt nạt ma mới, và thằng Sinh có nhà sát vách chủ tàu nên nó cũng cậy quyền. Tâm Lớn an ủi tao thôi cố gắng nhịn đi, để nó xin cho tao qua tàu khác coi có được không.
Đúng là anh em thằng Tâm rất có uy tín ở cái đảo Hòn Nghệ. Chủ đồng ý cho tao qua làm ở tàu Kết Đoàn 2 và đổi 1 người bên KĐ2 sang KĐ3. Thuyền trưởng KĐ2 là một người cháu của chủ và đối xử với tao khá nhẹ nhàng. Có điều, KĐ2 kiêm thêm chức năng chạy đò nên công việc tao rất cực, cực vô bờ bến. Hàng ngày, 4h chiều tao phải nấu cơm và thức ăn, 5h chiều 6 người trên tàu tập trung ăn cơm, xong tau dọn mâm rửa nồi, tàu nhổ neo xuất bến. Trong quá trình tàu chạy thì mọi người cũng nhau soạn sẳn lưới và các dụng cụ khác, kiểm tra mọi thứ cần thiết. Đến nơi thuyền trưởng ra lệnh thả lưới thì thả. Lưới cào dùng để bắt tôm về bán cho người làm tôm khô, nó 2 cái thẻ bằng sắt nặng mỗi cái trên 100kg dùng để banh miệng lưới, khi thả xuống thì 4 thằng khiêng 2 thẻ đồng loạt quăng xuống nước, mà phải quăng chính xác về khoảng cách , tư thế và thời gian chính xác chỉ nửa giây, không được sớm không được muộn.
Cụ thể quy trình là khi thuyền trưởng ra lệnh thả lưới, thì phải thả đuôi lưới xuống nước trước, tàu sẽ chạy hết tốc lực, lưới tuôn ào ào, 2 cái thẻ sắt (dân đi biển gọi là 2 chiếc dép cào) đính vào phần trên cùng của miệng lưới, khi lưới tuôn vừa hết, chính xác, phải thả ngay 2 dép cào rất nặng đó xuống, nếu thả sớm sẽ bị rối dây chằng, nếu muộn, dép cào bị giật mạnh gây tai nạn, có thể đứt dây, bể tàu hoặc văng người xuống biển. Đồng thời khi thả dép cào phải rơi theo góc 45 độ chém ra, nếu dép cào chém vào có thể gây rối lưới hoặc hỏng chân vịt.
Sau khi thả lưới xong, tao phải đi pha cafe cho thuyền trưởng uống và ngồi tán chuyện cùng nhau khoảng 2 tiếng thì kéo lưới lên, quá trình thì cũng rất nặng nhọc, xong lại thả lưới xuống và xoay ra phân loại tôm cá, việc phân loại cũng mất khoảng 1-2 tiếng, xong chợp mắt vài phút thì lại kéo lưới lên tiếp, lại thả lưới rồi phân loại… cứ thế công việc thâu đêm đến sáng thì nghỉ. Riêng tao vào lúc nửa đêm tao phải nấu bữa cơm hoặc cháo cho mọi người ăn khuya.
Như tao nói ở trên, tao làm việc trên tàu Kết Đoàn 2, tàu này kiêm thêm chạy đò. Bình thường các tàu cá 6-7h sáng là vào đảo, gởi tôm cá đi bán rồi ngủ nghỉ đến chiều. Riêng tàu KĐ2 sáng vào đảo sớm hơn 1 chút, khoảng 5h30, các tàu khác sẽ cặp mạn tàu KĐ2 để gởi tôm cá và cử 1 người sang đi bán. 7h sáng tàu KĐ2 sẽ chạy thẳng vào cảng cá Ba Hòn để bán tôm cá cho thương lái. 8h sẽ đến cảng Ba Hòn, buôn bán trong khoảng 1 tiếng, 9h sẽ xuất bến trở về đảo và 10h đến nơi, bắt đầu neo tàu ngủ nghỉ. Vậy 1 ngày tao làm 18 tiếng, tháng làm 30 ngày cho quãng thời gian đi bụi đó. Bù lại thu nhập cao hơn tụi ngoài đảo và có cơ hội tán gái thị trấn (Ba Hòn).
Làm được hơn 1 năm thì anh em thằng Tâm và Tâm Lớn cũng nghỉ đi ghe Kết Đoàn và vào trong thị xã Rạch Giá theo làm trên ghe cào đôi của chủ ở Rach Giá. Ông 2 Bé với vợ thì đi đâu suốt ít khi về, chỉ còn lại chị Hương lúc này khoảng 24-25 tuổi và đang cặp bồ với anh Tuấn người địa phương. Thằng Sinh tài công (thuyền trưởng) ghe KĐ3 cũng thân thiện với tao hơn, phần vì tao đi bên KĐ2 và lên level, được chủ quý, phần vì lúc nó chửi tao tao không chửi lại, tao vẫn lên đảo chào hỏi những người trong gia đình nó (nhà nó kế bên nhà chủ). Nhưng giờ tao buồn, tao không muốn ở cái hòn Nghệ nữa. Bỏ lại đứa thôn nữ mới yêu , tao về lại Sài Gòn. Tao không về gia đình ở chợ Bình Thới, Đầm Sen mà tao đi chơi với mấy thằng bạn cũ ở bến xe Chợ Lớn và bến xe Miền tây.
Tao quen tụi ấy từ thời bán vé số.Có tiền, suốt ngày tao thụt bi-da, chơi game điện tử ăn tiền (game hoa quả), đi lang bạt với mấy thằng bạn cho đến khi số tiền và vàng tao tích trữ trong mấy năm đi làm bay hết. Có lần tao đến nhà 1 thằng bạn trong cái chung cư gì khá cũ nát ở ngay sát chợ Bình Tây. Bà mẹ ơi, đang đi trên hành lang chung tao nghe bủm bủm bủm, quay nhìn vào giếng trời ở giữa chung cư nơi phát ra tiếng động, tao thấy một loạt dài vừa cứt vừa nước, phọt ra từ 1 căn nhà trên tầng cao rơi xuống ngay 1 hố ga to hở miệng ở giữa khu chung cư. Tao ớn tới giờ luôn nè. Khi hết tiền, tao nghĩ tới việc đi biển tiếp. Nhưng tao không về Ba Hòn, hòn Nghệ nữa. Lần này tao đi hòn Sơn, còn gọi hòn Lại Sơn hay Sơn Rái. Một nơi tao chưa từng đến lần nào và không hề quen biết ai.
Rồi tao trở lại Kiên Giang nhưng kỳ này từ Rạch Giá tao bắt tàu khách ra thẳng hòn Sơn Rái, nơi tao chưa từng biết đến. Chỉ vì tao ghé Rạch Giá chơi và thấy ở bến tàu có tuyến đi Sơn Rái.
À xin lỗi, tao có nhầm chút ở mấy còm trước lúc kể tao ở hòn Nghệ đi bán tôm cá là chạy tàu vào thị trấn Ba Hòn bán chứ không phải thị xã Rạch Giá. Do lâu quá nên tao nhầm lẫn.
Hồi ở Hòn Nghệ chỉ có bãi Chướng và bãi Nam với khoảng trên dưới 50 nóc nhà, có một cái chùa hoang trong 1 cái hang rất lớn, trong hang, chiều cao ước phải đến 30-40 met và rộng cũng khoảng 40-50 met, có nhiều ngõ ngách ăn thông xuống đáy biển hoặc thông lên đỉnh núi. Phía ngoài, trên mỏm đá có tượng Quan Âm rất cao to, có cả bậc thang phía trong thân tượng để người ta có thể leo lên tới đầu tưởng và nhìn ra ngoài bằng lỗ nơi đôi mắt tượng.
Bây giờ tao đến hòn Sơn Rái, một nơi xa lạ, dân đông hơn hòn Nghệ rất nhiều. Hòn Sơn Rái có khoảng 5000 dân khi đó và tao ngạc nhiên vì có nhiều bãi định cư như bãi Nhà, bãi Giếng, bãi Thiên Tuế, bãi Bấc, bãi Bàng…. và có rất nhiều gành đá có nhiều tảng đá to bằng mấy cái nhà leo lên ngồi hóng gió rất phê. Có tảng đá bằng phẳng và to như sân bóng, sóng đánh bùm bùm văng nước tung tóe, gió lồng lộng rất lãng mạn. Tao đi chơi một vòng khắp đảo thật thích.
Đến tối tao mới giật mình, không nhà cửa, không người quen thân giờ ngủ đâu? (thời đó không có nhà nghỉ nhà trọ gì đâu nhé, khoảng 94-95). Càng về tối tao càng rối bời, đến 10h tối mọi nhà, quán xá tắt đèn ngủ gần hết (đèn accqui và đèn măng xông chứ không có điện) thì tao chui đại cái giống như văn phòng khu phố bây giờ, nói với mấy người trực là tao lỡ đường không quen ai, tao xin ngủ nhờ. Họ hỏi giấy tờ tùy thân của tao xong cho tao vô ngủ ở phòng phía trong. Nửa đêm, tao giật mình nghe ồn ào, thấy mấy chục bị bắt, bị tống vô chung phòng với tao. Sáng ra họ gọi tên từng người ra ký biên bản , đóng phạt. Gọi hết không còn ai, còn mình tao không ai gọi. Một lúc sau tao tự đi ra, ông trực ổng giật mình, hỏi: mày tên gì? đóng phạt chưa? Tao nói không phải tao bị bắt, hồi tối tao xin anh A (giờ tao quên tên) cho tao ngủ nhờ. Tao nhớ rồi, anh Hậu, ổng gọi anh Hậu về hỏi, anh Hậu đang uống cafe gần đó về xác nhận và dắt tao đi uống cafe ăn sáng luôn.
Trong cuộc ăn sáng với anh Hậu, có 1 người đang là tài công 1 chiếc ghe cào, vì nể anh Hậu là người trong chính quyền xã nên anh tài công đã đi hỏi vài chủ ghe và tìm được 1 việc cho tao làm. Trên chiếc ghe khá nhỏ, chủ ghe là anh Khọ đồng thời là tài công, bạn làm thuê chỉ có tao và thằng Tuấn. Thằng Tuấn rất vui tính và không ăn hiếp tao như mấy thằng hồi xưa, nó còn dẫn tao lên nhà nó chơi và tao vui miệng gọi má nó là má 8. Hai tụi tao chơi thân vài tháng thằng Tuấn bắt đầu cưa con Yến nhà trong xóm, tao thì cũng tính cưa con Xuân là bạn con Yến.
Bữa nọ tao lên nhà thằng Tuấn chơi thì thấy 1 con nhỏ khoảng 16-17 đang ngồi lột tôm giúp má 8 (hồi xưa có mấy cty xuất khẩu thủy sản toàn mướn bà con trong xóm lột vỏ tôm). Con đó cứ nhìn tao lom lom, mà tao thấy ánh mắt nó to tròn long lanh rất đẹp. Tao hỏi má 8, thì ra là con Thảo con của má 8, em thằng Tuấn. Con Thảo trước giờ đi học ở trong đất liền, nay nghỉ hè ra thăm má. Em thằng Tuấn nên tao coi nó như em mình, tao chỉ thấy nó đẹp chứ tao không nghỉ gì cả.
Tối hôm đó được nghỉ làm, ăn cơm xong thằng Tuấn đã thót qua nhà con Yến để cưa cẩm, tao lịch sự bưng mâm xuống cho em Thảo rửa chén rồi định thót qua nhà con Xuân để cưa cẩm. Nhưng con Thảo bảo anh Q chờ em rửa chén xong em nói này nghe.
– A con này, tao định đi tán gái mà mày câu giờ của anh mày à? Tao nghỉ thế, nhưng thằng Tuấn tốt, má 8 tốt nên tao nán lại xem con Thảo nói gì. Nó nói:
– Anh dẫn em đi coi phim đi
– Á đù, phiền thật – Tao nghĩ vậy, nhưng dù sao em gái mới ra thăm má, tao định dắt nó xuống rạp phim cho nó coi rồi tao trốn về. Tao miễn cưỡng nói:
– Ừ , đi
Đường qua bãi Giếng xem phim tối lắm, vì không có nhà ai, và có 1 con suối. Làm người anh, tao phải nắm tay dắt em gái đi qua suối kẻo trượt đá mà té…
Thế nhưng, qua suối rồi em Thảo nắm tay tao mãi mà không buông, em lại đi dựa sát vào người tao, như muốn ôm tao.
Thế là đột nhiên tao nghĩ khác, tao không còn xem nó là con nhỏ em gây phiền phức nữa, tao choàng tay qua lưng nó, nó cũng choàng tay qua lưng tao, tao dứng lại và hôn nó… nước miếng con gái thật ngọt ngào chúng mày ạ. Quần tao bắt đầu đội lên, tao mới nói với Thảo rằng
– Thôi mình đừng coi phim mà ra quán nước ngồi cho mát nghe
– Dạ anh
Thế là chúng tao ra một quán nước tối om kêu 2 ly sinh tố, em ấy cứ dựa dẫm vào người tao còn tao thì cứng mẹ lên tới não rồi. Mỗi đứa hút một cái , ly nước còn đầy nguyên tao bảo ra gành đá ngồi chơi nghe em? Thảo cũng dạ.
Gành đá là nơi tối om như mực, gió mát vi vu, sóng biển rì rào mà tao thì không?
Tao tụt quần em ấy xuống ngang gối (ngu bỏ mẹ) Tao sờ con cua ướt đẫm hết thế là tao kéo phẹc-mơ-tia ra tao đẩy. Tao thề lúc đó 21 tuổi tao chưa từng chơi bao giờ. Cứ tao đẩy vô em kêu đau cái tao dừng lại, em im thì tao đẩy tiếp cái em kêu á á đau, thế là tao dừng lại, đẩy 4-5 lần em toàn kêu đau và cuối cùng tao chưa vô được. Kéo quần đi về mà trong lòng ấm ức. Giờ nghĩ lại sao lúc đó mình ngu bỏ mẹ, cứ tụt quần hết ra khỏi chân, gác chân lên thì có phải là xong rồi không? hoặc bẹt chân ra thì cũng xong, vì em đứng dựa vào tảng đá tròn to như lu nước mà. Lúc ấy tao lại nghe đồn rằng, quen gái mà không chơi là nó bỏ. Thế nên tao sợ, về ghe ngủ mà ấm ức quyết tâm mai làm lại.
Sáng hôm sau tao lại lên nhà má 8, lòng hồi hộp tao rủ em đi lên rừng hái ổi. Em xin phép má cho đi, tao mừng. Lên rừng, có lo tìm ổi mà hái đâu, tao dẫn em đi sâu vô chỗ rậm rạp, bẻ mấy tàu lá đủng đỉnh trãi xuống đất, tao đè ngửa em xuống và tuột quần xuống gối. Dcm ngu vãi chưởng, lại tụt quần xuống ngang gối, tao cũng tự tụt quần tao xuống ngang gối và nằm lên trên đẩy, em kêu đau, tao chống 2 tay lên tao đẩy. Hễ tao đẩy mạnh thì em kêu đau và rướn người trồi lên (vì đau). Tao đẩy mấy lần cũng không vô, cơ bản vì tao quá ngu, tụt quần ngang gối mà tao nằm trên đẩy xuống. Nếu nằm như vậy chỉ cần dở 2 chân lên là xong, hoặc tụt xuống chút nữa và banh chân ra thì cũng xong.
Loay hoay 1 lúc em bị muỗi cắn mấy vết nổi mẫn to, tao thấy tội em quá kéo quần đi về. Ấm ức và lo sợ bị em bỏ lần 2. Hôm sau, ghe đi làm nhưng tao giả bộ bệnh để ở nhà, tao phải thuê người đi thế. Tối tao lại xin phép má 8 dẫn em ra quán nước đầu xóm chơi. Tao đâu vô quán, tao dẫn em ra mũi Thiên Tuế, nơi có 1 tảng đá to và phẳng rộng như 1 cái sân nhà. Tao nằm dưới và em nằm ngửa trên tao, tao móc cua một hồi ra ướt nhẹp, tao đặt em nằm xuống và tụt quần tao ra, bỗng đâu nghe tiếng cười khúc khích. DCM có người rình, tao hết hồn kéo quần lên cùng em ấy một mạch đi về, vì sợ nó truyền miệng lan ra thì chết. May mà sau đó tao không nghe truyền miệng.
Giờ tao nghĩ lại nhục ơi là nhục, 3 lần mở mắt con trym không thành công. Hồi đó tao chỉ sợ em bỏ tao nên tiếp tục bữa thứ 2 tao cáo bệnh. Thằng Tuấn đi làm, bữa nay có chương trình cải lương hay nên má 8 sang nhà hàng xóm coi tivi. Chỉ có tao với em ở nhà, tao vô buồng, cũng móc cua , rồi cũng ướt nhẹp, kỳ này em nằm trên giường, nằm ngửa , thân trên giường mà chân thả xuống đất (kiểu nằm cho cái mông sát ngoài mép giường, đầu hướng thẳng vào trong), Tao giở 2 chân em lên, thế là đẩy vào cái ót, tao sướng run người, em cũng sướng. Tụi tao làm một lúc thì tao bắn xối xả vào trong. Tao và em ôm nhau thắm thiết. Tao mãn nguyện không còn sợ bị bỏ nữa. Sáng ra em đưa tao cái sịp dính máu và len lén má 8 em đi giặt. Tau cũng thấy 1 chút máu khô dính trên da tao. Thật hạnh phúc, tao và em cùng phá tr*** nhau.
Tiếp tục sau khi tao mở mắt trym chào đời thành công với em Thảo, thì chúng tao chúng tao thương nhau lắm. Ngày nào chúng tao cũng làm 1-2 nhát khi thì trong những cái hang kín ở gành đá, lúc thì kiểu dogy trong những lùm cây, hay leo lên những tảng đá to trong rừng, hoặc ở nhà những khi má đi vắng. Má 8 có vẻ biết hết nhưng má không nói gì vì má thương tao lắm. Ngay từ khi chưa có mặt em Thảo và tao chỉ biết thằng Tuấn thì má 8 đã rất thương tao rồi. Có lẽ người dân miền Tây tình cảm như thế hoặc do tao là dân SG nói chuyện lễ phép. Thằng Tuấn thì vẫn chưa biết tao yêu em Thảo, nó suốt ngày cứ cắm đầu vào con Yến, nó thường xuyên bi bô với tao là con Yến da thịt mát lạnh, nào là đùi con Yến to, nào là làm thế này đã, làm thế kia sướng… Tao chỉ cười cười không nói gì.
Bẵng 1 thời gian thì thằng Tuấn nghỉ, không đi ghe đó nữa. Nó đi chiếc khác to hơn, sang trọng hơn, và làm ban ngày, không làm ban đêm như tao. Lúc đó nó đi tàu lưới bao, là 1 loại tàu chuyên đánh bắt cá cơm về làm nước mắm. Phú Quốc rất nổi tiếng về nước mắm đó chúng mày. Và thằng Tuấn cũng hay đi đánh bắt tận gần Phú Quốc. Nếu nó đi Phú Quốc thì cả tháng mới về, và có về nhà cũng là ban đêm (vì ngày đi làm). Còn tao chuyên đi làm suốt đêm đến sáng thì vào nghỉ, từ đó tao cũng ít khi gặp mặt thằng Tuấn, cũng đỡ ngại. Nó toàn kêu tao là anh Q, vì tao lớn hơn nó 1 tuổi, nếu nó biết chuyện em Thảo thì tao kêu nó = gì?
Thằng Tuấn nghỉ bỏ lại chỗ trống, chủ tìm người khác thế vô thì gặp thằng lơ mơ mới vô nghề. Dcm nó làm cái gì cũng không nên thân, hay hư việc nên tao cực bỏ mẹ. Ghe giã cào một đêm cào 3 giã thì tài công cầm lái giã đầu, anh em ngồi chơi hoặc đi ngủ. Đến giờ lấy cào lên thì mọi người tập trung cùng nhau làm. sau khi lấy tôm cá lên và phân loại xong, ăn khuya xong thì tài công chợp mắt, giao lại người khác canh lái cho đến giờ lấy cào lên đợt 2 thì mọi người thức dậy cùng làm. Lấy lên, đổ tôm cá ra, thả xuống, xúm lại phân loại tôm cá đến khi xong thì chợp mắt tiếp. Tài công lại giao cho người khác canh lái tiếp. Một đêm có 3 người canh lái trong 3 lần giã cào, nếu ghe to đi 4-5 hay 6 người thì 3 người nhiều kinh nghiệm nhất (trong đó có tài công) sẽ thay phiên canh lái. Ghe anh Khọ nhỏ, chỉ có 3 người làm nên cái thằng mới toanh dở nhất cũng phải canh lái. Khổ, nó quá dở nên phiên lái của nó toàn bị súc sình, hốt đá. Như thế cơ cực gấp nhiều lần mà lại thất thu, nhiều khi lỗ cả tiền dầu, âm tiền lương.
Để tao giải thích tại sao cực khổ mà âm lương:
Ghe cào đánh bắt bằng cách kéo một cái lưới há to miệng và rê rê sát đáy biển, cách đáy 3-4 cm trên quãng đường dài, bao nhiêu tôm cá ở tầng đáy biển đều bị chui tọt vào lưới hết. Để tôm cá nhiều và chúng không kịp bơi ngược ra ngoài thì ghe phải kéo cào tốc độ nhanh. Mà cái gì ở dưới nước ta kéo nhanh thì nó nổi lên mặt nước, vì vậy ta phải đính mấy trăm kg chì vào để lưới chìm xuống vừa phải. Đính kèm đôi dép cào nặng mấy trăm kg để nó banh miệng lưới ra theo nguyên lý thả diều.
Do đính mấy trăm kg chì và đôi dép cào cũng mấy trăm ký nên nếu ta kéo chậm thì nó sẽ chìm xuống bùn nhão, gọi là súc sình. Người kinh nghiệm vừa phát hiện súc sình thì phải dừng ngay lập tức và tốc hành lấy lưới lên ngay thì thất thu ít. Người non kém, không phát hiện súc sình cứ thế kéo riết thì bùn đất nó vào ngập trong lưới, lưới không tiến tới nữa, tôm cá bơi ngược ra hết, chỉ còn lại hàng chục tấn bùn đất, lấy lưới lên rất nặng nề hoặc thậm chí không lấy lên nổi, cắt dây bỏ luôn. Lỗ công sức, lỗ xăng dầu, không thu được cá tôm và phải bù tiền mua lưới mới.
Một tai nạn khác cũng khổ không kém súc sình là hốt đá, hay còn gọi mắc rạn. Thay vì cả cái lưới cắm sâu xuống bùn nhão, giờ đây nó hốt mấy chục tảng đá to nặng hàng trăm kg nằm lăn lóc trên mặt của đáy biển, hoặc gặp tảng đá to hàng tấn, hàng chục tấn thì lưới mắc kẹt ở đấy luôn, bỏ luôn. Có khi còn vướng phải tàu chìm, ngủ gục thì tông phải tàu khác, mắc lẹo lưới với tàu khác hay tông đá ngầm lơ lửng dưới mặt nước. Chuyện vướng tàu chìm hay tông đá ngầm thì ít chứ mấy thằng ất ơ canh lái thì súc sình với mắc rạn thường xuyên.
Giữa biển mênh mông bốn phương tám hướng đều là nước, không có gì làm mốc, chỉ có duy nhất 1 cái la bàn để định hướng. Nước biển chảy không theo 1 dòng 1 hướng như sông, nó chảy búa xua tùy địa hình của đáy biển. Gió thì có khi 1 đêm đổi hướng mấy lần, nhiều khi bị trôi dạt mà mình không biết. Ngoài ra còn sóng biển cũng gây khó khăn trong định hướng và ước lượng tốc độ của chiếc ghe so với đáy biển. Vì vậy đòi hỏi kinh nghiệm ở 1 thằng lính mới là bất khả thi.
Tháng đó tao cực quá trời mà thất thu quá trời (đi biển là ăn chia % với chủ, lời ăn lỗ chịu chứ không có lương cứng). Đáng lẽ tao bỏ ghe đó, theo thằng Tuấn đi lưới bao nhưng vì muốn hàng ngày gặp em Thảo nên tao cố gắng.
Nhà tao ở ổ chuột trên SG đã khổ, má 8 và những người dân xóm chài trên đảo cũng khổ kém gì đâu. Lột vỏ tôm suốt ngày chỉ kiếm được 5-7 nghìn bạc. Còn đi biển như tụi tao, nếu đi từng đêm thì 1 đêm 20 nghìn (mà ít được đi suốt). Đi ăn chia như tao thì đi suốt tháng chia 1 lần được từ 400 đến 7-800 nghìn tùy trúng thất. Cơm nước ăn thoải mái tính vào chi phí chung, mỗi sáng được xách riêng về 1-2kg cá tao cho má 8. Mỗi tháng tao cho má 50-100 và cho em Thảo 1-200 tiêu vặt. Vì vậy nhiều đêm tao ngủ chung với em trong nhà má luôn mà má không nói gì, chắc ngầm coi tao như con rể. Nhà có 2 cái chõng bằng tre, cứ khi nào tao ở nhà, má vừa đi ngủ thì tao với em cũng ôm nhau lên chõng, làm 1-2 nhát rồi ôm nhau ngủ đến sáng.
Nhiều hôm thức dậy sau má luôn. Những đêm tao đi làm thì sáng tao cũng về nhà và em với tao cũng rủ nhau tìm chỗ làm 1 nhát. Thời ấy không có nhà nghỉ, toàn cởi quần làm giữa thiên nhiên hoang dã, chỗ vắng người. Dcm lúc ấy trẻ tao sung vcl, phần vì đi biển ăn toàn những thứ tươi ngon nhất đánh bắt được. Thường ăn cá tái chanh, tôm hơ lửa (hơ cho hồng vỏ dễ lột rồi ăn chứ không nướng chín), ăn hào, ăn sò, người tao sung vcl. Có lần tao phải cho em mấy trăm đi nạo vét dù tao toàn canh ngày và bắn ra ngoài (làm gì tránh khỏi hoàn toàn). Rồi một hôm có một ông già xuất hiện ở nhà má 8.
Em Thảo nói lí nhí vừa đủ tao nghe:
– Ba em đó
Má 8 thì giới thiệu:
– Đây là ông 8, ba thằng Tuấn
Tao bước tới
– Chào … bác 8 (tao định chào ba 8 mà thấy ổng nghiêm quá)
Ông 8 hỏi:
– Mày là thằng nào?
Tao bối rối, chưa biết trả lời dạ con bạn thằng Tuấn hay dạ con bạn em Thảo, thì má 8 đỡ lời:
– Nó bạn thằng Tuấn đấy ông à. Nó đi làm xa nhà không ai thân thích nên thằng Tuấn dẫn lên nhà mình chơi.
Vậy là ông chưa biết chuyện tao với em Thảo. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó.
Rồi tao cũng được biết là ông 8 trước nay ở trong đất liền thuộc huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Đó là quê nhà của ông bà.
Ông bà 8 có 4 người con, chị gái lớn lập gia đình tại quê nhà, nơi em Thảo lúc trước đi học và ông 8 ở trước giờ. Chị kế cũng đã lập gia đình và cũng sinh sống trên đảo Sơn Rái. Đến thằng Tuấn và em Thảo là út.
Thời gian cứ thế tiếp tục trôi, tao vẫn đều đặn quan hệ với em Thảo nhưng lén lút hơn vì ông 8 tỏ ra khó tính. Em Thảo cũng không đi học tiếp và theo lời em ấy là do muốn nghỉ học để “ở đây làm có tiền”. Tao cũng không biết lý do thực sự là muốn làm có tiền hay do yêu tao, hay do học dốt, hay lý do khác? Thời gian thoăn thoắt trôi qua, tao yêu em Thảo đã hơn 1 năm. Nay đến mùa giông bão (khoảng tháng 7-10 hàng năm), gia đình má 8 năm nay sẽ chạy bãi. (Chạy bãi là gì? Một hòn đảo chơ vơ giữa biển, bốn bề đều có sóng gió. Tuy nhiên tùy theo mùa trong năm mà có sóng to gió lớn ở bãi này và khuất gió yên tĩnh ở bãi kia, đến mùa khác thì ngược lại.
Người dân trên đảo cứ chạy xoay vòng, di cư theo những nơi khuất gió yên tĩnh. Vì yên tĩnh thì ghe tàu mới neo đậu được, người trên ghe tàu mới vô bờ ăn chơi tiêu tiền hoặc thăm gia đình trên đảo. Chứ bên phía sóng to gió lớn neo đậu cực khổ, dễ tai nạn, chết người như chơi. Việc di cư tháng này đến bãi này, tháng khác đến bãi kia gọi là chạy bãi)
Gia đình má 8 chuẩn bị chạy bãi sang bãi Bàng nên gọi thằng Tuấn về, và tao cũng sẽ phụ giúp để dựng một cái nhà tranh vách lá mới ở bãi Bàng.
Đảo Sơn Rái có rất nhiều bãi biển, trong đó có 5 bãi chính đông dân ở. Bãi Nhà và bãi Bấc là 2 bãi có dân cốt cựu lâu năm ở, là người dân địa phương lâu đời. Họ cố định luôn và không chạy bãi. Còn bãi Bàng, bãi Giếng và bãi Thiên Tuế là dân mới nhập cư. Ba bãi này sóng to gió lớn luân phiên các mùa trong năm nên người dân cứ chạy bãi xoay vòng. Khi mình chạy bãi thì nhà cũ đóng kín cửa, chằng buộc cẩn thận, qua mùa trở về nếu còn nguyên thì ở. Đôi khi gió bão to quá hư hỏng hết thì ta dựng lại nhà.
Nhà ông bà 8 đang ở bãi Thiên Tuế, do năm trước không chạy bãi nên chưa có nhà sẳn bên bãi Bàng. Tao với thằng Tuấn sẽ phải lên rừng trên đỉnh núi đốn cây, đổ về bãi Bàng dựng nhà.
Tao tạm nghỉ ghe anh Khọ để đi đốn cây. Nhắc lại ghe anh Khọ có thằng bạn mới, tại nó đụt quá nên gây thất bát chứ hồi tao bạn mới chỉ cần 1 tháng tao lên level bạn (bỏ chữ mới) và 3 tháng sau tao lên level bạn giỏi. Anh Khọ không cho nó canh lái nữa mà chính anh ấy canh 2 giã, tao 1 giã. Đêm sau thì tao 2 giã, anh Khọ 1 giã. Cứ thế luân phiên, và tao thèm ngủ quá trời vì thức gần suốt đêm mà ngày còn đi ấy em Thảo nửa. Sẳn dịp đốn cây tao có lý do xin nghỉ ghe anh Khọ luôn.
Hàng ngày tao với thằng Tuấn đem theo cơm nước, vác búa leo núi, lên tận trên đỉnh hòn Sơn, nơi có rừng rậm (chắc là) vô chủ để đốn hạ những cái cây đem về dựng nhà. Việc đốn cây mất khoảng 1 tuần thì tao với thằng Tuấn cùng nhau đổ cây xuống bãi Bàng. ( Đổ cây là gì: Tổng lượng cây gỗ để dựng 1 cái nhà khá lớn, đường thì dốc đứng đi lại rất khó khăn, không thể nào dùng xe cộ, cũng không khiêng vác được nên ta cứ hất từng cây cho nó lăn xuống từng đoạn, dần dần đem được toàn bộ cây gỗ trên đỉnh núi xuống đến bãi biển. Đó gọi là đổ cây.) Trong quá trình đổ cây thì tao với thằng Tuấn gặp một mớ cây khác cũng đang đổ xuống. Lại xem là ai hóa ra con Yến. Nhà con Yến còn khổ hơn nhà thằng Tuấn nữa, chỉ có mẹ nó, con Yến và một đứa em gái chắc khoảng 12 tuổi. Đứa em gái nhỏ quá chưa làm việc nặng được nên ở nhà, còn con Yến với mẹ đi đốn cây đổ xuống bãi Bàng.
Con Yến tạng người to khỏe nhưng dù sao cũng con gái, thế là tao và thằng Tuấn cùng giúp bà 2 (là mẹ con Yến) đổ tất cả số cây dần dần xuống bãi. Số lượng cây gỗ của bà 2 khá ít, gầy nhỏ và bị cong nhiều, sẳn gặp thanh niên con Yến nhờ 2 hia (hia là tiếng địa phương của Yến chỉ “anh”) đốn hạ thêm giúp 1 vài cây. Trong lúc cùng nhau đốn thêm cây, tao thấy con Yến mặt nó tròn xinh xắn, má hồng hào lúm đồng tiền, đôi mắt nó long lanh. Nó nhờ tao hái tặng cho nó 1 cái hoa rừng phía trước mặt (trong khi thằng Tuấn khuất mặt nhưng vẫn chặt cây cạch cạch gần đây), nó cảm ơn và cười với tao rất tươi. Tao cũng có chút xao xuyến, nhưng tao nghiêm lại ngay. Tao nghĩ còn thằng Tuấn còn em Thảo, tao không thể làm chó. Hoặc đơn giản con Yến chỉ nghĩ tao là bạn thân với người yêu nó nên nó nũng nịu 1 chút chứ cũng không có ý gì. Tao nghiêm nghị trở lại và cùng nhau 4 người tụi tao chặt nốt mấy cái cây, về nghỉ ngày mai lên đổ xuống tiếp.
Hôm sau thì 4 người chúng tao tiếp tục công việc đổ cây, cũng có gặp 1 vài đoàn khác nhưng là người lạ, tao không kể, và rồi tất cả số cây cũng về đến bãi. Bãi Bàng là một bãi cát đẹp, dài khoảng mấy trăm mét. Suốt chiều dài bãi có nhiều cái nhà đang tất bật dựng lên. Nhà con Yến nhỏ thôi, vì chỉ có 3 mẹ con, gần nhà thằng Tuấn. Hai thằng tao và 1 vài người đàn ông hàng xóm dựng giúp mẹ con nó phần chính của căn nhà như 2 hàng cột, gác kèo và đòn tay. Những việc còn lại như lợp mái, vừng vách, đóng chỏng thì mẹ con nó tự xử. Nhà má 8 cũng bắt tay dựng luôn. Lớn hơn nhà con Yến 1 xíu, gồm phòng tắm và phòng bếp, 1 phòng ngủ chính cho ông bà 8, 1 phòng vừa tiếp khách vừa để tối em Thảo ngủ. Tao với thằng Tuấn mặc định là lênh đênh trên biển nên không có phòng, khi nào về thì mắc võng ngủ thôi. Khoảng 2-3 hôm thì cái nhà cũng xong. Tao với thằng Tuấn còn trở lên rẫy chặt mấy cây đủng đỉnh về đóng 2 cái chỏng để vô 2 cái phòng. ( rẫy gần hơn rừng, rẫy là nơi người dân trồng cây trái và nằm gần dưới bãi hơn. Còn đủng đỉnh là loại cây thân có vỏ ngoài cứng giống như thân tre, mập hơn cây tre. Những năm 80-90 người ta hay dùng lá đủng đỉnh để trang trí cho các rạp đám cưới).
Thằng Tuấn trở lại ghe lưới bao làm việc, còn tao thì tìm 1 chiếc ghe cào mà đi làm. Tao giờ đã là 1 ngư phủ dày dạn nên tao xin việc là có ghe nhận ngay. (ngư phủ là cách gọi người làm nghề đánh cá). Rồi ông bà 8 cùng em Thảo cũng dọn qua bãi Bàng ở. Cả xóm bãi Thiên Tuế cũng dọn qua bãi Bàng gần hết. Đến 1 ngày, ghe tao đậu nghỉ, tao lên nhà chơi và cũng ngủ chung với em Thảo như hồi chưa có ông 8. Nhưng sáng ra ông 8 nổi lôi đình. Ông tát em Thảo mấy cái, rồi ông hỏi tao:
– Mày tư cách gì mà ngủ chung 1 mùng với con Thảo? Mày muốn gì thì kêu ba má mày xuống đây nói đàng hoàng! Tao không chấp nhận loại trôi sông lạc chợ! Giờ nghĩ lại ông 8 cũng đúng. Nhưng lúc đó tao tức tối vcl. Vì căn nhà ông đang ở có 1 tay tao dựng lên, cái chỏng ông ngủ có 1 tay tao phụ đóng, và tao là con trai. Thời đó, đàn ông và con trai trên xứ đảo là những nhân tố được nể trọng vì làm ra nhiều tiền. Đàn bà và con gái kém giá trị hơn. Vậy mà tao bị ông 8 chửi mắng. Tao tức tối gói hết quần áo vào balo và bỏ đi. Lúc ấy tao có cư xử sai bọn mày giờ đọc lại thông cảm, tao vẫn còn trẻ ranh mà, 22 tuổi thôi.
Tao vác ba lô đến bến đò và nhảy xuống đò ngồi, định qua bãi Nhà xin đi lưới bao, cho khuất mắt cái bãi Bàng này.
Thời đó hòn Sơn Rái không có đường xe chạy, không có chiếc xe nào. Người dân đi từ bãi này sang bãi khác chỉ có cuốc bộ hoặc ngồi xuồng máy (gọi là đò) chạy vòng vòng theo bờ biển.
Đò sắp xuất bến thì em Thảo từ xa chạy ào đến, đứng trên cầu phao 2 hàng nước mắt em chảy như mưa. Em nói:
– Anh Q ơi ở lại, ba gọi lên nói cái gì kìa
Tao tưởng thật, xách ba lô nhảy lên xem ông 8 nói gì. Lên trên rồi thì em Thảo nói, anh đừng bỏ em, không phải ba gọi mà là chị Thúy gọi anh đó.
Chị Thúy khoảng 24 tuổi, là người chị sát trên thằng Tuấn, đã lập gia đình, cũng sống tại hòn Sơn, và hiện giờ cũng đang ở tại bãi Bàng. Hai đứa đi đến nhà chị Thúy thì chị hỏi:
– Ông 8 la mày hả Q? (chị gọi ba mình như vậy, người miền Tây hay gọi kiểu vậy)
– Dạ
Chị Thúy tiếp:
– Ổng người khó tính, tao còn không ưa nói gì ai. Thôi mày bỏ qua đi. Có thương con Thảo thì mày nên bỏ qua hết. Không ở nhà ổng thì tụi bây qua ở nhà anh chị đây nè.
Nghe chị Thúy nói thế và thấy em Thảo thút thít, tao bằng lòng ở lại. Tao để quần áo tại nhà chi Thúy và đi làm bình thường. Mỗi sáng tao lên nhà chị Thúy tắm rửa rồi em Thảo qua đó tâm sự với tao, rủ nhau đi lùm… Tao cũng không thèm qua nhà ông 8 nữa.
Chiếc ghe cào tao đang làm việc cỡ hạng trung, máy 30, nếu 4 người đi là vừa nhưng vì chủ nhận thêm người quen nên tất cả 5 người. Làm tuy nhàn nhưng không có ăn mấy.
Bữa nọ có người đàn bà nhìn lam lũ, nhưng là chủ 1 chiếc ghe nhỏ, đang lân la tìm kiếm người làm. Bà ấy nói đã có 1 người, cần thêm 2 người nữa. Tao đến nhà bà ấy xem thử thì người kia cũng là mới nhận việc chứ chưa làm cho bà ngày nào. Qua nói chuyện thì người đó tên Chiến, trạc tuổi tao. Bà chủ hỏi 2 người có đi làm nổi không? Tao hỏi thằng Chiến:
– Mày rành công việc không?
– Ok, rất rành.
Nó hỏi lại tao:
– Còn mày thì sao?
Tao nói cái gì tao cũng biết, từ vá cào, đơm chì, cầm lái đến các vị trí luồng lạch dưới đáy biển tao nắm hết. Thế là 2 thằng thống nhất với nhau và nói với bà chủ:
– Ok, chỉ cần 2 chúng tôi, không cần kiếm thêm người.
Tao đến nói với chủ cũ là tao thôi không làm nữa. Do ghe đã dư người nên chủ đồng ý ngay.
Ghe của chủ mới là 1 chiếc ghe vừa nhỏ vừa cũ, chạy máy D10, bởi vậy mới không ai chịu đi. Nhưng mà đi 2 người thì cũng có ăn, vì đánh bắt lời lãi bao nhiêu thì chia cho chủ phân nửa, còn lại tao với thằng Chiến cưa đôi.
Được tháng đầu ngon ngọt, tháng sau, nửa đêm ghe bể co dầu.
(co dầu là ống dẫn dầu bằng kim loại)
Hai thằng lấy cào lên rồi băng bó co dầu lại. Quay máy lên thì nó lại bung. Lại bó, quay máy nó lại bung. Máy không nổ được.
(Động cơ thủy khởi động bằng cách quay bánh trớn, không có đề hay đạp như xe máy)
Hic! vì áp lực dầu được bơm phải mạnh nên mấy cái bao ny lông, vải quần áo xé ra đều không ăn thua. Ghe bà này là ghe cô đơn chỉ 1 chiếc nên không có ghe nhà để nhờ kéo vào, cũng không có bộ đàm để cầu cứu ghe khác. Trong lúc 2 thằng lúi húi sửa máy thì chiếc ghe bị gió thổi trôi băng băng. Tao lập tức thả neo xuống thì do đang ở giữa vùng biển sâu nên dây neo trở nên quá ngắn, ghe bị cày neo vù vù nên tao kéo lên luôn.
(cày neo là chỉ hiện tượng cái neo không giữ được chiếc ghe đứng yên, mà chiếc ghe lôi cái neo đi ào ào)
Hai thằng mặt mũi lấm lem dầu nhớt, người ướt đẫm, nước tràn vô ghe càng ngày càng nhiều do bơm nước không hoạt động được (do máy hư). Để cho thằng Chiến ngồi dưới hầm máy đầy dầu nhớt tìm kiếm tia hy vọng, tao ở trên bơm nước cật lực bằng bơm tay. Bơm mỏi tay thấy mẹ mà nước đâu giảm được nhiêu vì nước cứ tràn vào. Trời đã gần sáng, gió thổi ào ào ghe trôi mỗi lúc một xa hơn. Giờ này các ghe khác đều đã vào gần bờ nên không có chiếc nào ngoài khơi xa để có thể nhìn thấy chúng tao cả. Viễn cảnh trôi dạt và chết đói chết khát ập đến trong đầu rồi. Tao bàn với thằng Chiến lấy mền giăng làm buồm. Hai thằng dùng mền làm cánh buồm, nối quần áo làm dây điều khiển. Nhưng không ăn thua. Gió thì theo phương ngang, đích đến ở xa mù phía trước, điều khiển kiểu gì thì cánh buồm mền cũng không thể đưa chiếc ghe tiến theo hướng về đích được. Nếu cứ trôi giạt thế này thì va vào đá cũng chết, đói khát cũng chết mà gió mạnh hơn thì ghe sẽ chìm, cũng chết. Thằng Chiến mới bàn với tao giờ tao quay máy còn nó lấy muỗng múc xăng đổ vô e gió xem sao.
( E gió là nơi động cơ hút không khí vào để hoạt động)
Tao quay máy, nó đổ muỗng dầu vô e gió, máy nổ ầm ầm nhưng lại tắt ngay vì nguồn dầu cần phải liên tục, không được ngắt quãng. Nhưng như vậy là đã có tia hy vọng. Tao với thằng Chiến thay phiên nhau bơm nước bằng tay cho cạn bớt. Xong tao quay máy, thằng Chiến ngồi dưới hầm múc từng muỗng dầu đổ ngược đường cán muỗng để dầu chảy từ từ vào e gió. Tao tức tốc nhảy lên trên cầm lái điều khiển chiến ghe hướng về nhà. Được chút xíu máy lại tắt, vì sóng to chiếc ghe chao lắc dữ dội lắm, nên thằng Chiến không thể điều chỉnh lượng dầu đổ vào đều đặn. Đứt quãng dầu thì máy tắt, tao lại nhảy xuống quay, thằng chiến đổ dầu, tao nhảy lên cầm lái. Cứ nhảy xuống nhảy lên không biết bao nhiêu lần, tầm 1 giờ trưa thì ghe về đến bến. Bà chủ đứng trên bến như muốn khóc, tao với thằng Chiến đói lã lê bước không nổi, người tao và thằng Chiến nhìn giống trong bồn nhớt đen mới được vớt ra. Cá tôm thì khỏi nói, có một ít mà sình ương hết.
Giờ đây bọn chúng mày nghe kể lại vụ trôi dạt chắc không quan tâm mấy, chứ vào trong hoàn cảnh lúc đó, dái không còn để mà teo. Sau vụ đó thì tao và thằng Chiến cũng tìm ghe khác mà đi.
Em Thảo, thời gian sau này bắt đầu có vài bất hòa với tao. Nguyên nhân cụ thể thì tao không nhớ, chỉ nhớ thỉnh thoảng có những lần cãi vã chứ không còn kiểu gặp nhau quên hết thế gian như trước.
Mùa gió nam là mùa người dân sống ở bãi Bàng. Cuối mùa gió nam tao với em Thảo cãi vã ở tần suất nhiều hơn. Tao cũng cảm thấy chán nản em Thảo, không còn mê đắm như trước. Tao bỏ qua bãi Nhà xin đi lưới bao. Còn người dân bãi Bàng cũng bắt đầu chạy bãi về bãi Giếng.
Bãi Nhà là nơi trung tâm nhất của đảo Sơn Rái, có nhiều đoàn ghe đi lưới bao như đoàn ghe Hồng Thanh, đoàn ghe Đức Ngươn, đoàn Hải Đăng, Phương Khanh, Thùy Dương…. nhiều lắm. Mỗi đoàn ghe đều có 2, 3 hoặc 4 chiếc và 1-2 nhà thùng chuyên sản xuất nước mắm bán khắp miền Nam.
Lưới bao là loại ghe chỉ chuyên đánh bắt cá cơm. Ghe rất to rộng và trên mỗi chiếc cần khoảng 30-40 người làm. Ông quan trọng nhất trên ghe không phải là tài công hay thuyền trưởng, mà là ông chèo dọc, ổng chuyên ngồi vắt vẻo trên đầu cột hàng hải, là cây cột cao nhất trên ghe, cao 4-5m. Chèo dọc đảo mắt ngó tứ phía, nếu phát hiện bầy cá cơm thì thổi còi ra lệnh tài công chạy đến. Những lệnh quẹo trái, quẹo phải, tới, lui, dừng… chèo dọc đều ra lệnh cho tài công bằng những tiếng còi ngắn hoặc dài và tài công phải tuyệt đối chắp hành. Một bầy cá cơm thường đến hàng tấn cá bơi trên 1 vùng nước rộng. Ghe sẽ thả lưới 1 vòng bao quanh bầy cá, có khi dài đến cả cây số, rồi rút dây túm đáy lại, thu lưới lên bắt cá. Vì vậy gọi là lưới bao. Cá bắt được sẽ chở về nhà thùng, là một cái xưởng rất to, bên trong có nhiều cái thùng bằng gỗ cũng rất to, dùng để làm nước mắm.
Tao âm thầm qua bãi Nhà đi lưới, sau đó em Thảo và gia đình cũng như người dân bãi Bàng đã chuyển về bãi Giếng lúc nào tao không biết. Thế là kết thúc một cuộc tình. Mối tình đầu đời và sâu đậm kéo dài khoảng một năm rưỡi với biết bao giây phút thần tiên. Giờ tao coi đấy như đã trải qua 1 đời vợ và coi như tao còn mắc nợ em Thảo 1 món nợ ân tình rất nặng.
Ghe lưới bao rất to. Nếu như ghe cào tôm có hầm máy ngồi phải khom lưng cúi đầu, thì hầm máy ghe lưới bao có thể đứng thẳng lưng đi tới đi lui. Ghe cào dùng máy Yanmar20, 30 hay 45 thì lưới bao dùng máy Hino8, Cumin… là những loại máy hay đặt trên những chiếc phà chở người và xe cộ ở bến phà Thủ Thiêm, Vàm Cống… Ghe to nên nếu sóng gió cấp vừa, không phải bão hay sóng to đến mức nghiêm trọng thì ghe vẫn neo đậu tại bãi Nhà, không chạy đi trú tránh như mấy ghe cào.
Người đi lưới bao đa phần là dân bản địa, có gia đình nhà cửa trên bãi Nhà hết. Số ít là dân lang bạt giống như tao thì ăn ngủ ở trên ghe. Không giống như bãi Bàng bãi Giếng, mình hê 1 tiếng là lập tức có đò chèo đưa mình vào bờ đi chơi, bãi Nhà không có đò chèo. Mỗi đoàn ghe lưới có một chiếc xuồng chèo riêng. Một chiếc xuồng chèo mà nhiều thằng dùng chung đương nhiên phải chờ đợi và đi chơi hay về ngủ đều phải đi theo tốp rất bất tiện. Đứa nào chơi về trễ bị cả tốp ra ghe ngủ trước, cột xuồng ngoài ghe thì đứng trong bờ hú khản hết cổ, có khi nó còn giả vờ không nghe. Vì thế, tao thuê 1 cái nhà tranh vách lá trên bờ để đi chơi rồi về ngủ cho tiện.
Tao nhanh chóng làm quen với những người quanh xóm. Dân quê chất phác thật thà toàn những người tốt bụng. Có bà chị hàng xóm bả rủ tao chơi hụi, và bả hay ghép đôi tao với con Hiếu chủ hụi. Bả khen con Hiếu giỏi, mới 18 tuổi, cha mẹ mất nó ở với bà ngoại mà 1 tay nuôi ngoại.
Con Hiếu đúng là giỏi thật. Nó ở với bà ngoại trong căn nhà sát mé biển. Đó cũng là một trong những khu nhà có uy thế trên đảo, cả dãy toàn những chủ ghe chủ tàu. Hiếu là một trong những chủ hụi uy tín trên ấp bãi Nhà. Chả phải mê mẫn gì em Hiếu nhưng mấy bà chị quanh xóm cứ hay ghép đôi, nên tao cũng vô hụi và cũng ngắm nghía em Hiếu. Em ấy hơi lùn, không lùn lắm, và mặt hơi mụn nhưng cũng có duyên.
Tao vô hụi nên phải đóng tiền hụi cho Hiếu mỗi ngày. Tao lúc ấy còn trẻ, nghĩ gì làm nấy chứ không nghĩ xa xôi, cũng không biết mưu mô gì. Tao không biết làm sao để gần gũi em Hiếu nên cứ hay viện lý do tiền để trong buồng ngủ, kêu em vô buồng anh lấy tiền đóng cho. Em ấy cũng vào. Rồi tao cũng đưa tiền, em ấy cầm lấy và ghi vô sổ. Xong tao cũng hỏi vài câu bâng quơ như đi thu có cực không em, em làm lâu chưa…. chả có khôn lanh để hỏi được nhiều cũng chả biết dẫn dắt câu chuyện cho nó đi vào tình cảm. Em Hiếu thì hỏi gì đáp nấy, em nói chuyện cũng nhát gừng, rụt rè kiểu không có hăng hái gì cả. Vài câu hết chuyện thì em Hiếu đi về.
Do tao không say em Hiếu và em ấy cũng chẳng tỏ ra yêu thích gì tao trên mức bình thường, nên quan hệ giữa 2 bên về sau chỉ là chủ hụi và con hụi. Và kết thúc trong yên bình. Bữa nọ tao lang thang lên thất Cao Đài chơi. Thánh thất nằm về bên trái ấp bãi Nhà, trên một mũi đá (quên mẹ tên). Dưới chân thất Cao Đài có mỏ đá, họ chuyên chẻ những tảng đá to như căn nhà thành những lát mỏng và bán cho người dùng lót đường đi hay làm cột rào. Sát mỏ đá lại có quá cafe Thanh thảo. Mấy thằng bạn rủ tao xuống quán cafe Thanh Thảo uống. Chúng nó khen 2 đứa bán cafe đẹp lắm.
Quán Thanh Thảo là 1 quán cafe nhạc ở sát bìa về bên trái của dãy nhà gần biển nhất (tức là ngay mỏ đá, nhà con Hiếu ở giữa dãy còn nhà thùng Phương Khánh thì đầu kia). Chủ quán là 2 chị em, cô em tên Thanh khoảng 18-19 tuổi và cô chị tên Thảo khoàng 21-22 tuổi. Còn có 1 người anh của 2 cô chủ nữa là anh Thành cũng ở chung đó nhưng làm nghề thu mua cá phân và phơi cá phân. (Cá phân là gì? Là những loại cá tạp nham và quá nhỏ nên không dùng để ăn mà đem phơi khô rồi bán cho nhà máy phân bón. Loại đó gọi là cá phân.)
Hai cô Thanh và Thảo quả nhiên có đẹp thật. Người cao ráo da trắng như bông bưởi khác với những cô gái lam lũ. Ăn nói thì nhỏ nhẹ đằm thắm. Nhưng chủ quán cafe thì biết bao nhiêu thằng khác cũng dòm ngó. Tao e là nhào vô sẽ bị cạnh tranh khốc liệt nên tự biết thân. Tao không tán tỉnh.
Một ngày kia, tao ra ghe lưới chuẩn bị đi làm, nhưng lúc sau ông chèo dọc nhìn tới nhìn lui thấy sóng gió cũng khá to nên quyết định hôm nay nghỉ. Tao cũng lười vô nhà, định ở lại ghe đánh bài tiến lên với mấy thằng không có nhà. Rồi tao lại đổi ý, muốn lên bờ đi chơi, uống cafe hoặc thụt bi-da, lang thang ngắm cảnh hay tán gái… Mà chiếc xuồng mấy thằng vô trước nó kéo mẹ lên bãi cát rồi. Đứng trông mãi chả thấy thằng nào đi xuồng ra. Hôm nay sóng khá to nên chèo xuồng vất vả lắm, chả ai muốn chèo. Thường ngày có khá nhiều xuồng thu mua tôm, ghẹ, mực, hoặc mua cá phân mà hôm nay họ cũng kéo xuồng lên bãi cát hết. Chỉ có anh Thành, anh của 2 cô Thanh Thảo, là một tay thu mua cá phân và cũng là tay chèo xuồng giỏi hạng nhất của ấp bãi Nhà, anh đang đảo xuồng phía xa tít tắp đàng kia.
Tao ước lượng khoảng cách vô bờ khoảng 200m. Cũng khá là xa nhưng tao cũng là một tay bơi lội hạng giỏi. Mọi hôm tao đã bơi nhiều lần mặc dù gần hơn. Tao quyết định bơi vô, rồi sẽ lên nhà tắm rửa thay quần áo và đi chơi.
1 – 2 – 3 Nhảy….
Tao bơi… bơi…. bơi.
Được hơn phân nửa chặng đường rồi mà sao không thấy nhanh như ban đầu. Ráng lên… ráng lên…. Tao bắt đầu đuối sức. Tao bơi ngửa để dưỡng lại sức, không được, sóng to nên bơi ngửa không được, sóng trùm lên đầu lên mặt và vẫn đuối sức như thường. Tao bơi kiểu sải trở lại, và bắt đầu tuyệt vọng. Dường như tao bị trôi ngược trở ra. Đuối sức quá, tao gắng hết tất cả sức lực còn lại, cố hết sức bình sinh, vẫn không tới bờ được. Cố đến nổi không còn gì để cố, tao buông xuôi, chấp nhận chết. Tao liếc 1 lần cuối cùng xung quanh thì thấy anh Thành đang hướng tới mình nhưng còn xa lắm. Tao vẫy tay cầu cứu trong tuyệt vọng. Rồi không còn chút sức lực nào, tao chìm xuống. Trong đầu tao lúc đó chỉ có 1 từ đơn giản : Xong đời.
Nhưng cảm giác một bàn tay ai đó nắm tay tao lôi lên. Lên khỏi mặt nước tao nhận ra xuồng anh Thành. Tao leo lên, nhưng không leo nổi. Anh Thành phải lôi tao lên xuồng và chèo vô bờ. Tao bước ra xuồng, mệt lã nguồi gục xuống. Anh Thành chèo xuồng đi.
Tao ngồi đấy, chắc phải cả tiếng đồng hồ. Một người đàn ông trong bờ ra dìu tao vô mái hiên nhà. Tao bước khập khiễng trên cánh tay đỡ của người đàn ông, vào hiên nhà ai đó, tao ngồi khoảng 1 tiếng nữa rồi lê bước về nhà mình. Tao nằm mẹp, rồi thức dậy ăn, rồi ngủ tiếp đến sáng hôm sau. Tao đến nói với nhà chủ ghe là tao thôi không đi làm nữa. Rồi về nhà, ăn rồi lại ngủ. Hai hôm sau tao tỉnh táo lại, trả nhà thuê và vác ba lô cuốc bộ qua bãi Thiên Tuế.
(Vậy là tao đã nợ anh Thành, người anh của 2 cô chủ quán xinh đẹp Thanh Thảo một ơn cứu mạng. Sau này biết suy nghĩ và cho đến bây giờ tao vẫn luôn hối hận vì tao đã không mang một lễ vật gì đó đến tạ ơn anh Thành, hoặc ít nhất đến gặp và nói những lời cảm ơn chân thành nhất. ( Lúc đó tao vẫn biết ơn nhưng chỉ ghi trong lòng mà không đến nhà ảnh))
Anh Thành ơi. Tạ ơn anh!
Qua đến bãi Thiên Tuế, tao không tìm vô nhà má 8 chi nữa. Tao lang thang thẳng qua bãi Giếng. Cũng rãnh rỗi chả có việc gì làm, tao thấy 1 bà chị kia đang ngồi lột tôm mà cái mâm tôm còn nhiều quá nên tao nói :
– Chị ơi để em lột phụ cho
(Đàn bà con gái trên đảo đa phần sống = nghề lột tôm, thu nhập cũng không bao nhiêu. Bọn con trai thường tán gái bằng cách xin lột tôm giúp rồi tán chuyện, hoặc đơn giản là giúp người già, người khổ bằng cách lột phụ mà không có mục đích gì – như tao hôm nay)
Chị đó tên là chị 3 Lùn, chắc khoảng 27-28 tuổi. Chị có 2 đứa con một đứa gái khoảng 7 tuổi và một đứa trai đỏ hỏn, chắc chỉ 1 tuổi. Chị cũng hỏi tao bộ rãnh quá sao mà đi lột tôm giúp chỉ. Tao nói rằng mới nghỉ ghe lưới, mới ở bên bãi Nhà qua, định kiếm ghe đi cào. Chị nói ngồi đây chơi một lát người ta tìm bạn thiếu gì. (tìm bạn nghĩa là tìm người đi làm). Rồi chị nói, nếu mà thích thì có thể để quần áo ở nhà chị đây nè, khi nào đi làm xong thì lên đây tắm rửa nghỉ ngơi. Thời đó con trai được săn đón như vậy là bình thường. Một phần vì dân quê tình cảm, một phần vì miền biển con trai có giá và phần nữa là người đi biển có chế độ đem 1-2 ký cá lên bờ mỗi ngày, thích cho ai thì cho.
Tao thừa biết rằng người rành việc như tao thì chỉ chút nữa người ta gọi rần rần. Nên đâu có gì phải lo lắng. Và đi biển thì để quần áo luôn ở dưới ghe hay để trên bờ cũng không khác nhau mấy. Chỉ là dưới ghe nhồi nhét nên nó nhăn hơn xíu. Nhưng tiện thể chị 3 Lùn mời thì tao cũng để quần áo ở nhà chị. Lát sau cũng có người gọi đi. Nay tao đi tính đêm. Đi tính đêm nghĩa là đi đêm nào lấy tiền đêm đó, giá thời điểm này là 25000 đ/ đêm. Những người đi ăn chia nếu có việc gì đột xuất phải nghỉ ở nhà thì đi tìm những người đi tính đêm để thế chỗ. Họ trả 25000 cho người đi đêm, còn họ nghỉ thì vẫn được tính công cuối tháng chia lương như bình thường.
Sáng hôm sau tao lên bờ cũng cầm cho chị 3 Lùn chừng hơn ký cá. Chị đã treo 1 số bộ quần áo trông ngon lành của tao lên móc áo. Những bộ khác chị đã giặt và phơi. Chị nói rằng thấy những bộ đó hơi dơ nên chị giặt giúp.
Chị bảo hãy tắm rửa thay đồ rồi đi chơi đi, chị hỏi có bồ chưa?
Tao trả lời
– Bồ bịch gì chị ơi, từ từ vài bữa kiếm.
Chị bảo:
– Con Diễm bên nhà cạnh đây nè, thấy nó cũng chưa có ai đó.
Nhà con Diễm không có làm nghề lột tôm. Ba nó có ghe lưới ghẹ hàng ngày đi đánh bắt quanh đảo và vì vậy nhà nó không cần lột tôm.
Đi tính đêm vài bữa rồi tao cũng nhận lời đi ăn chia cho ổn định. Ngày qua ngày tao vẫn đi làm bình thường và vẫn lên nhà chị Lùn tắm rửa. Đến hết cả mùa bãi Giếng không có gì nổi bật đáng để kể lại.
Chị Lùn đối xử với tao rất tốt, tao có cảm giác như người chị đối với em ruột vậy, tốt hơn cả cách chị ấy đối xử với chồng. Chồng chị Lùn là anh Nghĩa, một người chủ ghe cào loại nhỏ, nhưng ít khi ghé thăm chị. Một tháng chỉ ghé tầm khoảng 5-7 lần hoặc 10 lần là tối đa. Mỗi lần anh ghé thăm thì ông bà cũng vô buồng đóng kín cửa. Chắc là ấy ấy. Nhưng mà thấy cách chị Lùn nói chuyện với chồng vẫn là cộc cằn, không dịu ngọt như nói chuyện với tao.
Hết mùa bãi Giếng, bà con và ghe cộ lại dồn qua bãi Thiên Tuế. Hai bãi này giáp nhau trên bộ còn trên biển thì cách nhau bởi cái mũi Đầu Rùa. Nhà chị Lùn trên bãi Giếng nhưng ở đầu phía xa bãi Thiên Tuế nhất nên 2-3 ngày tao mới lên chơi 1 lần. Bữa nọ lên chơi mà thấy chị không nhận tôm về lột như mọi khi, mắt chị đỏ hoe, mặt nghiêm trọng. Thì ra thằng bé con chị, mới chưa được 2 tuổi, nó bị sốt xuất huyết rất nặng. Dặn dò con bé Mai ở nhà trông nhà, chị bồng con và tau xách đồ giúp chị tức tốc lên trạm xá. Cả xã Hòn Sơn lúc đó chỉ có 1 trạm xá và nó nằm ở bãi Nhà. Tao với chị chạy bộ qua Thiên Tuế rồi nhảy xuống đò, qua bãi Nhà đưa lên trạm. Qua thăm khám, các nhân viên y tế thông báo tình trạng nặng lắm, khó thể qua khỏi.
Chị Lùn khóc hu hu còn tao an ủi chị và nói để em báo ngay cho anh Nghĩa, ảnh ở đâu?
Chị nói ảnh ở ấp 1 xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, Kiên Giang.
Do cái cách chị Lùn đối xử tốt bụng với tao nên việc này tao phải giúp. Tao nhảy xuồng đò trở về thông báo cho chủ là tao nghỉ tạm 1 bữa. Xong tao lên tàu đò Thanh Tú để 10h xuất phát chạy vô Rạch Giá. Đến Rạch Giá khoảng 2h chiều, tao tiếp tục bắt xe đò đi Hà Tiên để đi ngang Hòn Đất thì xuống. Khoảng xế chiều thì đến ngã 3 Lình Huỳnh tao nhảy xuống và hỏi đường vô ấp 1 Tao cuốc bộ vô vừa đi vừa hỏi nhà anh Nghĩa. Chiều mát khuất mặt trời thì cũng tìm được nhà anh Nghĩa, anh không có ở nhà. Tao thông báo với ông bà thân sinh của anh rằng con anh đang bệnh rất nặng ở Hòn Sơn, y tá thông báo có thể không qua khỏi, nhờ nói với anh nên đến đó gấp.
Ông bà thoáng ngạc nhiên hỏi con bao nhiêu tuổi, vợ là ai? Tao trả lời xong ông bà nói ờ để nhắn gấp cho anh Nghĩa. Ông bà kêu tao ở lại ngủ rồi mai về lại hòn Sơn.
Đêm ấy ngủ lại và sáng hôm sau từ biệt ông bà tao trở lại hòn Sơn theo đường cũ. Toàn bộ số tiền chi phí tao đều tự bỏ tiền túi. Về đến hòn Sơn chị Lùn thông báo với tao thằng nhỏ đã mất. Chị đem nó lên chôn trên mũi Đầu Rùa mà không làm đám ma gì cả. Mấy hôm sau mới thấy anh Nghĩa xuất hiện, chị Lùn lúc này mới khóc to, chửi bới và cào cấu anh Nghĩa rách hết áo, chảy máu lưng. Anh ấy đứng yên chịu trận, và trong tình cảnh đó tao bỏ đi chỗ khác. Về sau này tao mới hiểu những hành vi kỳ lạ của ông bà, sự chậm trễ của anh Nghĩa, và sự giận dữ của chị Lùn. Chị Lùn là vợ bé của anh Nghĩa.
Đi ghe lưới thì tao đã cạch, đi ghe cào mãi tao cũng chán tao mới tính đến kế sách làm nghề đổi nước. Bãi Thiên Tuế cũng có 1-2 người làm nghề đổi nước, tao đoán chắc cũng khá vì tao thấy mấy bà vợ đeo vòng vàng nhiều, còn nhà cửa thì dân nhập cư ai cũng nhà tranh vách lá như ai. Qua tìm hiểu thì mọi người chỉ bảo là để làm được nghề đổi nước thì phải có 3 thứ:
1 là có chiếc xuồng
2 là có đường ống dẫn dài để dẫn nước từ trên đỉnh núi xuống và bồn chứa.
3 là tìm được 1 suối nước sạch mà không của riêng ai (thường trên đỉnh núi)
Tao nghỉ đi ghe, lặn lội lên tận chót đỉnh núi hòn sơn để tìm nguồn nước. Lên cao núi rừng hùng vĩ lắm. Đứng trên những mỏm đá trên đỉnh nhìn xuống bãi biển, thường ngày những chiếc ghe tàu to bự là vậy, giờ đây chúng nhỏ xíu xiu đến nỗi không nhìn ra màu gì, người đứng trên ghe tàu thì thành ra những chấm đen li ti di động chứ không nhìn được tay chân hay màu quần áo. Tao đi qua những cái hang, gió rít nghe u u u. Thỉnh thoảng có những đợt sương mù bay ngang làm ướt cả da. Tao biết đó là mây. tao sung sướng vì mình đã lên tới tận mây. Không khí ẩm, lạnh lẽo, có cả mây nhưng tao chưa tìm được suối nước. Tao đi về.
Hôm sau, tao đùm nước và bánh mì đi lên đỉnh núi qua hướng khác, tao đi qua đỉnh Ma Thiên Lãnh, nơi ấy có tảng đá đen to như cái sân bóng đá, nhưng không bằng phẳng mà nó nằm nghiên theo triền núi. Nếu trượt chân một phát chắc da dính lại dọc đường lăn và người phía dưới nhặt được bộ xương.
Rồi tao đi qua đỉnh Yên Ngựa và cuối cùng tao tìm được một nguồn suối trong veo mát lạnh ở gần phía bãi Bấc. Ở nơi này kéo dây về bãi Giếng hoặc Thiên Tuế là vô phương, nhưng tao nhìn địa thế thì có thể kéo xuống bãi Bàng. Nếu kéo về được bên kia thì ăn được 2 mùa chứ còn kéo về bãi Bàng chỉ có ăn 1 mùa thôi. Được cái bãi Bàng chưa ai có bồn nước. Ghe lưới đông mấy chục người và có xuồng riêng nó còn cho lính vô suối Tiên lấy nước chứ ghe cào mùa đậu ở bãi Bàng toàn phải chạy qua bãi Giếng mua nước. (Suối Tiên gọi là “giếng Tiên” thì đúng hơn vì thực nó là một cái lỗ to ngay dưới bãi Bàng và nước ngọt trong đó chảy ra. Tuy nhiên khi dân kéo qua thì họ tắm rửa giặt giũ ở đó, mình đâu thể lấy nước đó đem bán ra ghe)
Thế là tao quyết định kéo nước xuống bãi Bàng, tao dò hỏi xem ai là chủ rẫy nơi đường dây mình sẽ đi qua. Tao biết được chủ rẫy là anh Đường sống bên bãi Bấc. Tao qua bãi Bấc xin phép anh Đường cho đi đường dây ngang rẫy thì anh ấy đồng ý. Còn cho tao mượn 1 cái bồn xi măng to đang bỏ không, để tao chứa nước. Với điều kiện là tao phải trông coi rẫy cho anh ấy (trông coi không cho người lạ vào phá)
Rồi tao đi tàu vô Rạch Giá mua 1000m ống dây, loại ống nhỏ xíu ruột đút vừa chiếc đũa được rồi. Sau đó tao dốc hết số tiền còn lại của tao để mua 1 chiếc xuồng chèo và sơn phết lại cho đẹp với chống hà bám.
Còn khoảng hơn 1 tháng tới thì dân bãi Thiên Tuế sẽ cùng nhau kéo qua bãi Bàng lần nữa. Họ cứ thế xoay vòng hết năm này sang năm khác. Giờ đây tao đang bên bãi Bàng, đã kéo đường dây xong. Nước từ đỉnh núi theo đường dây chảy về đầy bồn chứa, xài không hết nó tràn ra ngoài, kệ nó, nước suối mà. Tao tiếp tục bắt tay vào việc đốn cây, chặt lá để dựng lên 1 cái nhà. Nhờ sự thương tình và cho phép của anh Đường, tao không phải đi quá xa lên tận đỉnh, mà tao tìm những cây mọc hoang ngay trong rẫy anh ấy để chặt. Dù cây mọc hoang tức là loại cây không thể cho ra hoa trái, nhưng nếu không có sự cho phép của chủ rẫy thì đố ai dám vào rẫy mà chặt. Vê lù, tao nói chúng mày chắc không tin, chỉ duy nhất một mình tao vẫn có thể dựng thành công 1 cái nhà bằng cây lá đấy. Ngang 3m dài 6m với tổng cộng 12 cây cột đứng. Cột cái cao 4m và hàng cột thấp nhất là 2.2m.
Trong gần 1 tháng tao ở trong nhà canh rẫy của anh Đường và dựng xong 1 căn nhà lá. Tao hoàn toàn xoay sở chỉ một mình. Lúc làm nhà thì tao cuốc bộ qua bãi Bấc mua mì gói, gạo, mắm về nấu trong nhà anh Đường, ăn dần. Bãi Bấc trông rất yên bình, thanh thản. Dân ở bãi Bấc đại đa số sống bằng nghề rẫy. Họ có rẫy khắp trên núi bãi Bấc mà còn lan sang bãi Bàng, bãi Nhà và chồm gần tới bãi Giếng. Cứ đi đường nhìn thấy nhà nào xung quanh cũng có nông cụ, búa rìu, thuốc sâu… là biết. Đường phố thì yên tĩnh, bước đi nghe từng bước chân của mình lạo xạo trên cát, không như bãi Nhà nhộn nhịp, bãi Giếng tấp nập.
Ông cụ thân sinh của anh Đường có rẫy rất nhiều, chia cho mấy người con là chị Nhạ, anh Đường và một vài người khác.
Rồi dân Thiên Tuế cũng lục tục kéo qua. Tao trở về bãi Giếng để kéo chiếc xuồng của mình, bữa trước đã sơn chống hà và úp trên bãi gần nhà chị Lùn. Gặp chị Lùn, chị bảo đã gởi con bé Mai về ngoại cho đi học. Ừ thôi cũng được, nó 7 tuổi rồi còn gì. Thấy chị cô đơn tao bảo chị qua ở nhà em nè. Chị ngạc nhiên:
– Ủa, có nhà bên bển rồi hả, làm hồi nào hay vậy?
– Em làm cả tháng nay ở bển, làm có một mình.
– Trời ơi, có một mình mà làm được hả? Giỏi dữ vậy ta!
Thực ra lúc làm nhà tao đã chủ ý nếu chị và bé Mai muốn thì tao cho ở chung, vì lâu nay chị thương tao như đứa em ruột. Toàn giặt đồ, xếp đồ cho tao, rồi hỏi han lo lắng chuyện cơm nước ăn chưa nữa. Nay bé Mai đã về ngoại thì 1 mình chị càng khỏe. Tao nhờ mọi người trong xóm đẩy xuồng xuống nước, rồi nhờ một chiếc ghe kéo qua bên kia. Dân chúng, người nào gọn gàng thì xách ba lô nhảy xuống đò, hoặc cuốc bộ. Hàng quán hoặc những gia đình nhiều đồ đạc thì nhờ ghe cào quen chở qua cho. Mấy xuồng chèo đò cũng nhờ ghe cào kéo chiếc xuồng theo. Trả 1 ít tiền gọi là phí xăng dầu thôi chứ họ cũng không lấy nhiều. Qua bãi Bàng, tao bắt đầu thực sự bước chân vô nghề mới. Nghề đổi nước. Hàng ngày tao bơi xuồng chở phuy nước chầm chậm quanh bãi, ghe nào cần thì họ kêu. Thu nhập cũng cao hơn đi ghe, mà nhàn hạ hơn nhiều.
Rồi một hôm tao gặp anh Vĩnh, là một người đổi nước bên Thiên Tuế. Bên đây anh không có nước nên anh đi cào. Gặp tao, anh mới nói cho anh lấy nước với được không? Khi nào qua Thiên Tuế thì anh sẽ cho tao dùng nước của ảnh. Vâng, tao nghĩ ghe cộ thì nhiều một mình tao ăn cũng đâu hết. Chia cho ảnh mai mốt ảnh chia lại. Thế là 2 anh em cùng lấy chung 1 nguồn nước. Bữa nọ, xong cữ làm việc sáng, tao lên nhà nghỉ trưa. Thường thì cơm nước chị Lùn đã nấu sẳn hết, tao chỉ việc ăn. Hôm nay bước vô nhà định xúc cơm ăn thì tao thấy một con bé rất xinh đẹp đang nằm ngủ trên chính chiếc giường của tao.
Cái nhà của tao nên mặc định giường ngủ chính, là giường phía trong, là của tao. Còn cái giường ngoài trước, ban ngày chị Lùn lột tôm, đôi khi có khách thì cũng ngồi ở đó, tối thì chị Lùn ngủ ở đó.
Tao vừa bước vô thì thấy một đứa con gái rất, rất đẹp đang nằm ngủ. Tao ngạc nhiên thụt lùi trở ra hỏi khe khẽ chị Lùn:
– Ủa ai vậy?
Chị trả lời cũng khẽ:
– Bạn chị đó, người quen chị đó. Nó ở bên bãi Giếng qua chơi thăm chị.
Tao lặng im, từ từ đi vô đứng ngắm đứa con gái. Nhà tao chỉ có vách ngăn phía trước và phía sau, không làm buồng ngủ kiểu kín. Cửa sau lại đang mở nên ánh sáng rất nhiều. Một đứa con gái nằm ngửa ngủ say sưa, ngực phập phồng. Em rất trẻ, khôn mặt nhỏ xinh xắn kiểu trái xoan, mũi cao, mi mắt rất dài, đôi má da mịn màng không tì vết nhìn là muốn nựng ngay. Lần đầu tiên được tự do nhìn ở cự ly gần, tao đứng ngắm mãi, và đối với gu của tao, em gái này quá đẹp. Đứng ngắm hồi lâu, đũng quần của tao đã đội lên, tao bạo dạn bước tới nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh em. Càng nhìn tao càng say. Có lẽ tao thở mạnh quá, em thức giấc mở mắt. Tao liền đưa ngón tay lên môi tao, ý nói “em nằm im đừng nói gì để cho anh ngắm”. Em hiểu ý và nằm im nhìn tao. Tao chợt nhận ra cách đó hơi có chút tinh quái nên nhoẻn miệng cười với em.
Em cười lại, đôi mắt long lanh. Ôi! tao say nắng mẹ rồi. Không cưỡng lại được, tao đặt tay lên má em. Tay em liền cầm lấy cổ tay tao và giữ yên như thế. Tao thở gấp, lòn tay nâng nhẹ gáy em lên và cuối xuống hôn em. Em cũng đáp lại thật nồng cháy, ngọt ngào. Em đưa hai tay ghì đầu tao xuống… Một nụ hôn thật dài đắm đuối. Tim tao đập thình thịch, bàn tay run run tao mở mấy cúc áo em ra, kéo cái áo ngực màu trắng xuống. Cặp nhũ căng đầy trắng phau, có hai cái núm nhỏ xíu như hạt đậu, hồng hào. Tao chợt nhận ra quá nhiều ánh sáng, bước 1 bước tới khép nhẹ cửa sau lại. Tao quay lại hôn lên hạt đậu, lần lượt vừa hôn vừa xoa nhẹ từng hạt. Em ưỡn người… có lẽ em cố ưỡn thật nhẹ để không gây tiếng cọt kẹt của giường tre. tao chợt nhớ ra chị Lùn đang ngồi lột tôm ở gian nhà trước, lỡ chị bước vào là thấy mẹ. Nhưng… tao không thể ngừng lại, tao không thể chịu đựng nổi việc ngừng lại. Đã căng cứng quá rồi, tao thò tay vào hang cua… ôi thôi nước nhoe nhoét.
Tao gỡ móc thì cái quần tao đã tự tụt xuống đất. Tao cũng gỡ cái quần hồng nhạt kia ra khỏi một chân của chủ nó. Cầm cây sào đẩy vào hang cua, ôi thôi sướng quá. Tao cố đẩy thật nhẹ nhàng để khỏi gây tiếng động. Nhưng càng đẩy nhẹ thì lại càng sướng chịu không nổi. Tao ấn thật sâu, dí dí ngoáy ngoái thật sát vào rồi tao bắn. Em lúc đó cũng quặp cả hai chân vào lưng tao, em trân người….
Rồi cũng xong. Nhẹ nhàng mặc đồ thật khẽ, xong tao xúc tô cơm bưng ra ngoài trước, em vẫn nằm ở trong.
Tao giả vờ lấy vẻ tự nhiên hỏi chị Lùn:
– Nay còn nhiều hả chị?
– Ừ, nay tôm nhỏ nên lột lâu đó em
Chị Lùn trả lời mà tao thấy thái độ chị hình như đang cố ra vẻ tự nhiên. Mà thực sự, cả 2 chị em đâu có tự nhiên lắm!
Vậy là tao đã ân ái với một người con gái mà tao vừa mới gặp mặt lần đầu. Cả hai chưa hề nói chuyện với nhau câu nào, và đương nhiên chưa thể biết em tên gì. Thực sự trong thâm tâm tao cũng thích như vậy, con người đến với nhau bằng sự tự nhiên nhất mà không quan trọng thủ tục phải thế nọ thế kia. (Có vài thắc mắc là sao nhanh thế? Chưa gì đã “nện”? Thực sự ngày xưa nó là như thế đấy. Ngày xưa người ta ít phòng thủ nhưng rất ít lừa đảo nhau. Người ta sống với nhau bằng trái tim chân thành. Tao không trải qua những trường hợp ly kỳ hơn nữa nhưng có nghe những thằng bạn kể nhiều, như:
– Có bầu mà không biết tác giả là ai vì ban đêm con bé ngủ trong nhà, có người vô “nện”, con bé không thấy mặt mũi.
– Vừa gặp nhau lần đầu ở một đám cưới, nheo mắt cái, cùng nhau ra ngoài “nện”.
– Thằng kia thấy thích con bé hàng xóm, nửa đêm vô mùng “nện” luôn.
…. nhiều trường hợp vừa gặp đã “nện” lắm. Mà tao nghĩ thôn quê, bây giờ cũng có chứ chả phải không, mấy thằng thấy lạ là do chưa gặp thôi. Và cả những anh Đường, chị Lùn, má 8… tại sao sẳng sàng cưu mang giúp đỡ tao mà không cần gốc gác? (Xưa con người sống thật hào sảng mà không vụ lợi)
Lát sau em bước ra ngoài. Chị Lùn hỏi:
– Chiều mày về bển hông Loan?
Em trả lời
– Chắc em xuống nhà chị 2 ngủ. Mai về
Chị Lùn tiếp
– Ở bên này làm ăn luôn đi, về bển làm gì? À mà con Thanh cất nhà chỗ nào?
– Dưới kia kìa chị.
Bây giờ chị Lùn mới giới thiệu với tao
– Con Loan con bà 6 Bể cưng biết bà 6 hông Q?
– Dạ em chưa biết
Rồi 2 đứa tao nhìn nhau cười, trong lòng tràn ngập yêu thương.
Tao bỏ xuống bến đi đổi nước, chiều tao về sớm nhưng em Loan không còn ở nhà tao nữa. Cơm xong, tao đi dài dài xuống xóm dưới ngó thì gặp em, đưa tay ngoắc. Em đi tới cười với tao thì tao rủ
– Ra gành ngồi chơi?
Em gật đầu. Hòn sơn có nhiều gành đá phải nói cực kỳ đẹp. Sạch sẽ, mát mẻ và thơ mộng vì thiên nhiên vắng người. Tao dắt em Loan đi ra xa khu dân cư một chút để ngồi tâm sự.
Tao được biết gia đình em sống ở bãi Giếng. Ba em cũng đi ghe lưới, má em cũng làm lặt vặt nhiều việc, chị hai (dân Nam gọi con lớn nhất trong nhà là anh hai hoặc chị hai) của em tên Thanh 22 tuổi (nhỏ hơn tao 1 tuổi) đã có chồng, em tiên Kim Loan 17 tuổi và em gái út của em tên Đào, mới 9-10 tuổi.
Tay trong tay, tâm sự nhiều chuyện đủ thứ trên trời dưới đất. Kiểu hai người yêu nhau thường nói mãi không chán. Trời cũng đã buông màn đêm tối xuống. Tao đè em nằm ra tảng đá hôn hít bus liếm. Em ấy quằn quại rên ư ư. Quả nhiên tao đoán tâm lý chính xác, lúc trong nhà là do có chị Lùn nên em cố nhịn. Giờ ở đây, xung quanh vắng tanh không gần ai, em rên rỉ oằn oại dữ lắm. Lúc tao đẩy vô em còn hẩy hẩy lên. Lúc tao mút mút hạt đậu thì em vò đầu bức tóc tao. Còn vô cao trào thì em cứ mạnh lên anh, mạnh lên anh, ư ư ư…
Quen nhau được vài tháng. Đúng là không ai có thể thỏa mãn hơn em Loan. Tao cực thích loại gái chân tình, tự giác, tự nguyện, chủ động, không màu mè, không làm cao, ỏng ẹo chảnh chó các kiểu. Tao cũng cực thích kiểu gái ấy rên rỉ oằn oại, vò đầu bức tóc như thể chết lên chết xuống dưới cây gậy thần của tao. Em cũng có dáng người mình dây ngực đầy, tính tình thì dịu hiền đằm thắm, lời nói nghe nhẹ nhàng. Em Loan hội đủ tất cả những gì tao yêu thích, nên tao muốn lấy em ấy làm vợ. Nhưng gia đình tao đang ở xa quá, lại nghèo, mà tao cũng tự bỏ nhà đi mấy năm nay không về, không liên lạc, không nói là đi đâu. Xét nhiều yếu tố tao thấy rất khó có thể kêu cha mẹ xuống cưới. Tao mới nghĩ liều tìm cách tự cưới vợ mà không cần cha mẹ. Tao bàn với chị Lùn. Bàn tới bàn lui chị ấy bảo hay là nhờ bà 6 Nguyên đại diện thử.
À, trước giờ tao quên mất, quên kể về bác 6 Nguyên. Bác ấy cũng là dân bản địa lâu dời trên đảo, sống cùng chồng và 1 đứa con trai tên Huy. Đơn độc một gia đình duy nhất của bác ấy ngụ tại 1 bãi cát nho nhỏ (bãi gì tao quên mẹ tên, nằm gần bãi Bàng, cách khoảng 1km hướng đi về bãi Nhà). Bác 6 Nguyên làm nghề gói bánh tét hàng ngày mang qua bãi Nhà hoặc bãi Giếng để bán. Bác ấy rất tốt bụng, mấy lần bán bánh, bác 6 bảo tao khi nào đi ngang thì ghé nhà bác nghỉ chân. Tao cũng ghé chơi mấy lần và thằng Huy rất thích chơi với tao.
Thời những năm 9x, con người, nhất là vùng quê, sống chân chất thật thà và hào sảng. Sẳn sàng giúp đỡ người khác, sẳn sàng yêu thương người khác, không hề có những suy nghĩ đề phòng lừa đảo. Chúng mày có tin không? Chúng mày nghĩ nếu vậy thì bọn lừa đảo giàu to rồi? Haiz, thời ấy tao không thấy ai lừa đảo bọn mày ạ. Như với ba mẹ của anh Nghĩa, tao là 1 thằng xa lạ, tới báo 1 cái tin cũng xa lạ nốt. Đối với ông bà, anh Nghĩa đang có vợ con tại quê nhà, làm gì có vợ nào tên Lùn ngoài đảo, làm gì có đứa con 1-2 tuổi mà tao bảo bệnh sắp chết. Vậy mà ông bà vẫn tin tao, lại còn cho ngủ trong nhà. Như giờ chắc đuổi thẳng cổ, mà nếu giờ cho ngủ chắc cả nhà bị cắt cổ?
Như tao với chị Lùn, 2 người xa lạ tự nhiên giúp đỡ nhau hết lòng, xem nhau như chị em. Bây giờ chắc toàn lừa nhau hoặc máy bay phi công các kiểu. Hay như bác 6 Nguyên, đi hỏi vợ giúp một thằng chỉ là từng mua bánh của mình. Anh Đường giúp một thằng xa lạ mới lần đầu gặp mặt. Má 8 cưu mang một thằng chưa biết gốc gác từ đâu, có tội phạm hay không. Bây giờ thì sao? Không riêng gì trường hợp của tao, thời đó cả xã hội đều như thế. Tình cảm con người tràn trề. Còn việc làm để mưu sinh thì gian nan khổ cực gấp trăm nghìn bây giờ. Nhưng những người trong cuộc không cảm nhận đó là gian nan.
Như việc lột tôm kiếm mấy đồng sống qua ngày, con người ta phải dọn nhà dời bãi, đùm túm theo đủ thứ vật dụng sinh hoạt hàng ngày (mùng mền chiếu gối chén bát nồi niêu thau rổ lu nước bàn ghế giường tủ….) vài tháng sau lại di chuyển tiếp, chỉ để kiếm cơm qua ngày thôi. Mỗi cái việc báo tin vụ con chị Lùn, tao phải đi tàu rồi đi xe mất 2 ngày trời, bây giờ chỉ alo cái là xong.
Xưa mua 1 cuộn dây ống nước mất 2 ngày đi tàu ra thị xã, giờ chỉ mấy bước chân ra ngõ. Xưa nhà có người đẻ phải khiêng võng cả chục cây số, giờ thích đẻ ngày nào bắt xe lên viện mổ là xong. Khác nhiều chúng mày ơi. Kể cả là trong 1 thời, lăn lộn ra đường với ở nhà là nó đã khác.
Sau khoảng 2 tháng tê tái trời mây, phê pha rừng núi với em, tao tính chuyện lấy làm vợ luôn. Nghe lời chị Lùn, tao cũng thử 1 phen. Tao cuốc bộ qua nhà bác 6 Nguyên, trình bày gia cảnh khó khăn, mẹ không thể tới được. Tao hết sức trình bày kể khổ, nhờ bác đứng ra nói chuyện giùm. Sau khi hỏi tao có thương con Loan thiệt không, bác 6 trầm ngâm một lúc rồi cũng nhận lời đi nói chuyện với bà 6 Bể (Có một chuyện vui hồi đó tao hay đùa với em Loan là: Bà 6 Nguyên làm sui với bà 6 Bể ???? . Thực ra má vợ nói Bể nghĩa là Biển, không phải bể nát)
Nhà bà 6 Bể nghèo lắm, mái tranh cũ và xiêu vẹo, chỉ có một cái giường ngủ phía sau và một cái bàn, 2 cái ghế phía trước. Sau khi bác 6 nói chuyện thì phía bên nhà gái cũng rất thông cảm. Họ nói tất cả cùng nghèo khổ, chỉ cần 2 đứa thương nhau là được. Giờ sẽ làm một lễ “tuyên bố” mời bà con vài người quanh xóm chứng kiến là xong. Rồi ngày “tuyên bố” cũng được định. Chị Lùn đã nhờ người nhắn trước với anh Nghĩa, hôm ấy anh ghé ghe lại Hòn Sơn, anh chị đi cho tao 1 cặp vịt bắc kinh to tướng, bác 6 Nguyên đi 1 đôi bánh tét đặc biệt, tao thì mua 1 bịch trái cây to. “Nhà trai” gồm bác 6, anh chị Lùn và tao tề tựu tại “nhà gái” gồm ba mẹ, chị Thanh và 2-3 người hàng xóm. Ông 6 (ba vợ) đứng lên tuyên bố trước mọi người là cho tao với em Loan thành vợ chồng. Mọi người chúc mừng và ăn uống vui vẻ.
Tao đổi nước cũng có tiền nên vợ tao không phải lột tôm chi cho cực, em ấy chỉ việc nấu cơm giặt áo. Tao với em thường hay đi lên tận trên núi, vào các hang động, hốc đá tha hồ rên rỉ oằn oại (ở nhà sợ hàng xóm nó nghe nên tao chẳng mấy khi làm ở nhà). Lúc mát trời thì nằm trên những tảng đá thật to, giữa thanh thiên bạch nhật, cởi hết quần áo ra lót cho êm, tao tha hồ soi từng cọng lông, sờ từng chỗ da. Khi nắng thì vô hang đá, dùng mấy tảng to làm giường làm ghế đủ kiểu. Đặc biệt tảng đá thường hay có dạng bo tròn, dựa vào đá thì người em ưỡn ngược ra như vòng cung, đẩy phát nào vào tận cùng phát đó làm em cứ ối! ối!. Thằng nào mà từng chơi dựa tảng đá thì hiểu, không muốn chơi trên giường lần nào nữa nếu gần nhà có đá.
Nhà bác 6 Nguyên là ở bãi Xếp. Bãi đó nhỏ và chỉ có mỗi gia đình bác ngụ cư đơn độc. Bác trai làm rẫy, còn bác gái làm bánh tét mang đi bán. Thằng Huy lúc đó mới 5-6 tuổi. Em Loan ấy trên cả tuyệt vời. Trải qua bao nhiêu đời vợ, nhiều lần chăn rau, nhiều lúc đá phò thì tao khẳng định tao chưa gặp ai ngon như em Loan. Vừa xinh ngoan, vừa oằn oại rên xiết. Thực sự lúc đó tao cảm giác như cây gậy của tao có phép thần. Mấy con sau này làm tao tỉnh lại là gậy của tao cũng bình thường thôi. Mấy con phò phạch 500- 1 củ bên quận 8 quận 10 giả tạo bỏ mẹ. Tao nhận xét phò phải kêu em Loan là sư phụ về khoản rên giật. mà em Loan là thật chứ chả phải giả như phò. Nếu không vì 1 sự cố mà tao cay đắng, thì em Loan mãi mãi không bao giờ tao để mất. Mà giờ, nếu quay thời gian lại, thì tao sẽ chọn giữ mãi em Loan.
Thời gian êm đẹp trôi nhanh, khoảng 1 năm hai vợ chồng sống hạnh phúc và hiện tại tao đang đổi nước ở bãi Thiên Tuế. Nước của anh Vĩnh như thỏa thuận ban đầu bên bãi Bàng. Tao cũng dựng nhà ngay sát nhà anh Vĩnh để tiện lấy nước. Đầu tháng 11 năm 1997 đài báo tin cơn bão số 5, bão Linda sẽ đi qua Nam Bộ. Đài báo bão to nên ghe tàu hầu như nghỉ hết. Bãi Nhà và bãi Thiên Tuế ghe tàu neo đậu đông như hội, đông gấp 3-4 ngày thường. Cả mấy cặp cào đôi, cào khơi to hoành tráng cũng vào trú tránh. Cờ phướng tấp nập vui lắm.
Bên phía kia, bãi Giếng và bãi Bấc thì sóng ầm ầm. Đó là chuyện thường, có bão mà, phía bên này khuất gió nên yên tĩnh, sinh hoạt nhộn nhịp hẳn. Tuy vậy, do tình hình đài báo khẩn trương nên mấy xuồng chèo kéo cao lên bãi cát hết, xuồng máy cũng kéo lên nhưng nặng nên kéo thấp hơn 1 chút, cỡ 10m từ mép nước. Đêm ấy trước khi đi ngủ tao thấy 1 sự lạ là thủy triều xuống quá thấp, mấy năm sống trên đảo chưa bao giờ thấy thủy triều xuống thấp như thế.
Nửa đêm đang ngủ, nghe cả xóm ồn ào la ó rất khẩn trương, tao bật dậy chạy xuống bãi. Ôi thôi mẹ ơi, những con tàu to đùng hoành tráng thi nhau chìm. Những con tàu to vật vã, lúc chiều neo đậu tít ngoài xa, chả biết sao lại trôi vào bờ, va đập vào những tảng đá to đùng, sụm chìm xuống biển. Ôi những gia tài tiền tỉ, nhiều tỉ đang vỡ nát trước mắt tao. Những loại ghe cào nhỏ và vừa thì trôi dạt nghiêng ngả tá lả, chiếc chìm chiếc lắc lư, tất cả đang ùn ùn tấp vào bãi Thiên Tuế. Sóng rất dữ dội. Mấy căn nhà sàn sát mé bãi, là những quán nước, rạp phim hàng ngày, giờ đây đang bị mấy chiếc ghe trôi táng vào, sập đổ ầm ầm. Tao thấy 1 vài người chạy nhanh vô bờ không kịp mang theo bất cứ gì, những người khác không biết có chạy kịp không nữa. Cảnh tượng phải nói quá hãi hùng. Xuồng nhỏ từ chiều đã kéo len lỏi tận trên các khu nhà, giờ không còn chỗ dồn lên nữa. Thủy triều dâng cao, sóng đập ầm ào, ghe lớn trôi vào đập ghe nhỏ, ghe nhỏ đập xuồng máy, xuồng máy đập nát xuồng chèo. Tận mắt chứng kiến chiếc xuồng của tao cũng bị đập nát ngay trước mặt mà tao không thể làm gì. Nhà anh Vĩnh ở mé bãi đang bị sập phần trước, nhà tao sát ngay sau nhà anh Vĩnh nên chưa sập. Tao chạy về nhà lôi cô vợ đang ngồi run rẩy, hai vợ chồng chạy lên nhà ba má vợ. Cả nhà nằm thấp thỏm trong đêm, gió rít dữ dội, bay cả một mảng trên mái nhà.
Sáng ra bước xuống bãi… ôi thôi, người than kẻ khóc. Cả dưới biển lẫn trên bờ đều tan hoang, sóng biển còn mạnh lắm, lâu lâu lại hất văng lên bờ một vài tờ tiền. Vài đứa chạy ra nhặt nhưng tao đang sốc vì những thứ khác hơn. Chiếc ghe chở dầu bơm cho ghe cào mọi bữa, hôm nay nằm đây bể nát, đứa con nít trên ghe chết không toàn thây, không biết cha mẹ nó ở đâu vì xác người nhiều lắm. Xác người mắc trên các kẻ đá, lùm cây ven gành. Những mảnh gỗ to dày của những chiếc tàu lớn bị vỡ nát vương vãi khắp nơi. Tao lang thang qua bãi Giếng, chỉ loe ngoe vài chiếc ghe chạy thoát được qua đây, bãi đang im ắng nhưng tang thương.
Trận bão ấy ở Hòn Sơn chết nhiều là do nửa đêm trời trở gió. Bão tất nhiên gió mạnh, nhưng gió mạnh mặt bãi Giếng thì Thiên Tuế và bãi Nhà khuất gió vẫn êm. Đùng cái nửa đêm gió quật lại mặt Thiên Tuế bãi Nhà. Ghe tàu kéo neo chạy không kịp, nhiều chiếc phải chặt dây neo bỏ chạy, mà dây neo lềnh bềnh trong nước lại quấn chân vịt ghe khác, như cá mắc lưới chạy sao cho thoát, lại cản trở va đập nhau chết chùm. Nghe bảo ghe lưới bao bên bãi Nhà cũng chìm nhiều lắm, một chiếc 1-2 tỉ thời điểm đó. Ghê rợn hơn là nhiều thằng bơi giỏi nhưng ghe lật rồi lưới bao nó xổ ra trôi lềnh bềnh, cả đám mắc trong lưới chết như cá. Nhưng chuyện đó là hoàn toàn sự thật chứ không phải chuyện kinh dị hay chuyện ma gì đâu. Năm ấy 3 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu chết khoảng 3000 người. Có những làng cứ 10 người đàn ông thì chết 7-8, và sau đó hình thành những “làng góa phụ” “cửa biển không chồng” ở Kiên Giang, Bạc Liêu.
Em Loan ngây thơ vãi. Trên chuyến xe về Sài Gòn, nhìn qua cửa sổ thấy đàn bò gặm cỏ, em hỏi đó là con gì. Tao ngạc nhiên nhưng cũng trả lời là con bò. Em cũng ngạc nhiên:
– Con bò hả! hihi hi, hay quá, con bò!
Tao chả hiểu sao em nó 18 tuổi mà chưa nhìn thấy con bò bao giờ. Cứ thỉnh thoảng gặp mấy con bò bên đường, em cứ reo lên với tao:
– Anh, con bò kìa anh!
Tao thì hồi hộp, tâm trạng rối ren không biết về nói với bà già sao đây. Bỏ đi mấy năm trời giờ tự ý dắt con vợ về. Xe đến bến Miền Tây, vốn từ sau khi ở hòn Nghệ về, tao biết bà già tao bán vé số ở đó.
Tao đảo mắt tìm chỗ mẹ tao đặt quầy vé số. Thấy bà vẫn ngồi đấy. Không dám đi trước mặt, tao nắm tay em Loan kéo đến, đứng sau lưng. Hồi hộp kêu 1 tiếng: Mẹ!
Bà quay lại nhìn tao, nhìn từ đầu xuống chân rồi từ chân lên đầu. Xong bà liếc qua em Loan. Tao liền nói: Vợ con ở dưới Kiên Giang (mà trong lòng sợ bà chưởi 1 trận). Bà không nói gì, đứng lên bước đi chỗ khác. Chút xíu bà quay lại đưa cho tao 1 cái bấm móng tay mới mua. Bà bảo:
– Cắt móng tay móng chân đi, rồi đi hớt tóc đi.
Tao cầm cái bấm, kéo em Loan lùi lại ngồi dãy ghế dành cho khách chờ xe. Lúc tao đứng chỗ mẹ, thì tụi con Thủy thằng Luân cũng nhìn thấy. Chúng nó là những đứa bán vé số dạo trong bến. Lúc tao lùi lại ghế thằng Luân đến hỏi:
– Ủa mày hả Q? Mày đi đâu lâu quá vậy? Vợ mày đây à?
Tao ậm ừ trả lời rồi hỏi nó biết chỗ trọ nào không. Nó bảo có biết chỗ còn trống để đến giờ trả vé nó dắt đi hỏi.
(Những tụi vé số, đậu phông, trà đá, nước ngọt trong bến, lúc trước tao quen khá nhiều)
3h30 là đến giờ thằng Luân trả những tờ vé số bán không hết lại cho mẹ tao để mẹ tao mang đi trả cho đại lý cấp cao hơn. Tao cũng đã hớt tóc xong và mua 1 chiếc xe đạp nhìn kha khá trong chỗ bán xe đạp cũ trong bến. Tao đến nói với mẹ là sẽ theo thằng Luân đi tìm phòng trọ để còn tắm rửa. Mẹ bảo Ừ, tìm chỗ nghỉ ngơi đi rồi mai ra đây. Thằng Luân đạp xe, tao chở em Loan chạy lòng vòng trong hẻm bên bờ kênh Lò Gốm (Quận 6). Hỏi vài ba chủ thì cũng có 1 căn phòng còn trống, cả dãy phòng dựng bằng cây gỗ kiểu nhà sàn ngay trên mặt nước đen thui của con kênh. Đối với tao như vậy là tốt chán. Tao cảm ơn thằng Luân, nó đi về, và vợ chồng tao tắm rửa nghỉ ngơi. Hôm sau 2 đứa tao ra bến xe, mẹ hỏi giờ tính sao? Tao nói cho 2 đứa bán vé số chứ dưới kia con mới bị bão bể xuồng mất hết rồi. Mẹ đưa mỗi đứa 100 tờ vé số và tất nhiên tao đưa trả mẹ số tiền vốn, như những người bán vé khác.
Bán số vài hôm, em Loan 2 ngày nay bán số nhanh hết nhưng trả tiền cho mẹ xong không còn tiền lời, em bảo chắc bị mất tiền. Thằng Luân vô tình khoe hôm nay bán được nhiều và “mới sang của vợ mày nè”.
(mình bán vé số, nếu không bán có thể trả lại giá vốn cho đại lý hoặc để lại cho người khác thấp hơn giá vốn, gọi là “sang”). Vậy là em nói dối, nhưng với tao chưa quan trọng, em còn ngây thơ mà. Có lẽ mẹ cũng biết em nói dối nhưng bà cũng không nói gì, chuyện có đáng gì đâu. Rồi hôm khác, tao thấy em Loan cười tình tứ với thằng Luân, tao hơi tức, những đỡ cái là tình bạn bè giữa tao và thằng Luân khá vững. Mấy hôm sau tao bị sốt xuất huyết, cũng nhẹ thôi, sốt sơ sơ. Mẹ tao đến tận nơi phòng tao ở, nhìn trước ngó sau, rồi đi ra phía cuối cùng đứng nhìn dòng kênh đen ngòm. Mẹ nhắc uống thuốc đủ, rồi đi về.
Hôm sau tao khỏe hơn, mẹ bảo để con Loan về quê đi, ở đây vài bữa nó bệnh à, sau này có tiền rồi con xuống dưới cũng được. Tao mua vé xe cho em về quê, đưa thêm ít tiền, nói vài bữa anh xuống. Mẹ cũng cho em thêm mấy trăm, bảo cầm về dành khi cần xài.
Em đi rồi, mẹ bảo tao trả phòng ngay, về nhà ở. Sau này mẹ có nói là ở đây bán số cũng được, xuống dưới làm chi cho khổ. (ý không muốn tao theo em). Tao im im. Gần hai tháng sau, tích được 1 số tiền, tao xuống Kiên Giang tiếp. Má vợ nói em Loan đi làm bên Củ Tron rồi (bên đảo Nam Du). Vài người quen thì chọt với tao rằng em Loan bồ bịch tùm lum. Tao nghĩ 1 phần tại mình, đuổi em ấy về chắc em ấy tưởng bỏ rồi. Củ Tron (hay Nam Du) là một quần đảo rất đẹp, mấy lần đi ghe ra gần đây tao cứ nhìn mê mẫn. Đa số đảo không người ở hoặc cực ít người, chỉ hòn Lớn và hòn Ngang là dân cư ngụ đông đảo.
Tao đi tàu qua Nam Du tìm em Loan. Đầu tiên tìm ở hòn Lớn, đi suốt cả ngày tìm không gặp, tối tao ngủ ngồi vặt vẹo ở cầu tàu, muỗi bu như ong, cắn thấy mẹ luôn. Hôm sau qua hòn Ngang tìm tiếp. Tìm gần cả ngày đến xế chiều gặp em trong 1 quán… dcm chúng mày ơi, em làm p.
Tao vào quán ngồi nói chuyện với em, vào phòng ôn lại 1 cái, rồi ra ngồi nói chuyện tiếp rủ em về lại Hòn Sơn anh đi làm nuôi em. Đang ngồi nói nói bỗng đâu 1 thằng xăm trổ nhảy vào đánh đấm tao xối xả. Em thì ôm che cho tao, vừa khóc vừa nói:
– Chồng cũ em mà, chồng cũ em mà.
Bà chủ quán cũng nhảy xuống can ngăn hô
– thôi, thôi.
Xuồng đò 2 chiếc xúm lại nhìn, tao ngoắc 1 chiếc lại, nhảy lên bảo chèo qua hòn Lớn. Đến nơi tao nhảy lên tàu đò, nhìn xem thằng kia có theo không mà nó không theo. Hôm sau tao về Hòn Sơn. Không nói với gia đình nhà vợ những chuyện bên đó, tao bảo tìm chưa gặp. Chờ mấy ngày không thấy em về, tao chán nản bỏ về Rạch Giá, cũng là đúng 30 tết 1997-1998.
Tàu Hòn Sơn – Rạch Giá chạy chuyến cuối ngày 30 âm lịch sẽ đậu luôn lại cảng Rạch Giá chờ mùng 6 xuất bến trở ra hòn Sơn. Những khách lỡ đường ai thích có thể mắc võng ngủ trên tàu. Tao đã ngủ qua đêm giao thừa ở ngay trên tàu đò như vậy.
Sáng mùng 1 chủ tàu cũng đem một số bánh mứt ra đãi mọi người ăn vui vẻ. Ăn cơm quán, ở và ngủ 2 đêm vô định trên tàu đò ở cảng Rach Giá. Giờ tao cũng chẳng biết nên đi đâu về đâu. Xách ba lô lững thững ra bến xe trên phường Vĩnh Thanh, tao bắt chuyến xe đò đi Hà Tiên. Đó là sáng mùng 2 tết.
Chiều mùng 2 tết, xe về đến bến thị trấn Hà Tiên. Từ bến xe, cuốc bộ trên chiếc cầu phao bập bềnh, tao đi qua chợ Hà Tiên. Nhiều ngày rong ruổi khắp nơi, từ Sài Gòn đến Rach Giá, ra Hòn Sơn, qua Nam Du tìm vợ, về hòn Sơn, trở ra Rach Giá rồi lại xuống Hà Tiên, tao hết sạch tiền, chỉ còn lại đúng 5000đ, tối mùng 2 tết. Cơm loại rẻ nhất 2000đ/ 1 dĩa, thấy 1 người bán chuối, tao mua 1 nải chuối nhỏ hết 1000đ, ăn cho nó tiết kiệm. (Khúc này tao nhớ rõ số tiền vì tao còn chỉ đúng 5k và phải ăn uống cực kỳ tiết kiệm , sống được 3 ngày với 5k trong thời giá cơm 2k một dĩa). Ăn xong nải chuối, tao lang thang thì gặp một đồn công an. Trời cũng tối, áp dụng chiêu ngủ nhờ công an từng làm ở hòn Sơn, tao bước tới xin anh công an cho ngủ nhờ trong đồn.
Ông công an nói:
– Ngủ cái gì? Đây là nơi cơ quan an ninh trật tự. Muốn ngủ thì tìm nhà nghỉ khách sạn mà ngủ. Đi chỗ khác!
Tao lững thững bỏ đi, lang thang thì xuống bến tàu Hà Tiên – Phú Quốc, thấy chiếc tàu đi Phú Quốc đang đậu, có lẽ cũng chờ mùng 6 xuất bến, có vài người lên xuống. Tao làm liều xách ba lô bước xuống tàu để ngủ (tao không có ý định đi Phú Quốc). Tao giả vờ làm khách Phú Quốc và cũng tắm rửa, ra băng ghế nằm ngủ như mọi người. Sáng mùng 3 tết: giả vờ đi ăn sáng, tao lên bờ mua 1 nải chuối hết 1500đ ăn cầm hơi tiếp. Tao ngán chuối rồi nhưng gia tài chỉ còn lại 2500đ. Có một quán nước của chú 2 trơ trọi ngay giữa cầu cảng, tao đến kêu ly trà đá và ngồi ăn chuối. Hỏi chú 2 biết ai cần bạn đi ghe cào không? Chú trả lời vài bữa nữa người ta cần nhiều, mùng 6 nhiều ghe xuất bến, chờ vài bữa đi. tao ngồi chơi mãi tới trưa, uống thêm ly trà đá nữa, 2 ly hết 400đ. Tao xuống tàu Phú Quốc chờ mai tính tiếp.
Sáng mùng 4: lại lên bờ, ngán chuối đến tận cổ, nhưng chỉ còn 2100đ và chuối là món rẻ nhất. Mua tiếp nải chuối 1500đ và còn 600đ cuối cùng ra quán chú 2 ngồi tiếp tục. Hết 2 ly trà đá, ngồi đồng đến khoảng 3 giờ chiều thì may có 1 anh tài công đến mua thuốc hút. Chú nói với anh đó:
– Ghe mày có thiếu bạn không? Đây có người tìm ghe đi nè.
Anh đó hỏi tao biết làm gì chưa? Tao trả lời biết rành hết rồi, đã từng đi cào nhiều năm ở hòn Sơn. Ảnh trả lời ghe anh đủ người rồi, nhưng có biết 1 chủ ghe có thể thiếu, để vô hỏi thử coi sao.
Anh tài công chạy xe đạp chở tao vòng vèo qua vài con đường, đến ngôi nhà nọ anh gọi:
– Anh Thắng ơi còn thiếu bạn làm không? Có người hỏi nè!
Anh Thắng bảo:
– Đâu, vô đây coi.
Hai người đi vô, nói vài câu anh tài công bỏ ra về. Rồi anh Thắng cũng hỏi tao những câu hỏi phỏng vấn quen thuộc kiểu: biết vá cào chưa, làm bao lâu rồi, từng làm ở đâu… Anh nói rằng ghe của anh mùng 6 sẽ xuất bến nên mùng 5 cần phải xuống ghe chuẩn bị các thứ. Tao bảo hôm nay mùng 4 rồi, bây giờ em xuống ghe ngủ luôn cũng được, mai em chuẩn bị luôn. Anh Thắng ờ cũng được và sai thằng em tên Sang dẫn tao xuống ghe cào. Đó là chiều mùng 4 tết và trong túi chỉ còn đúng 200đ. Dưới ghe sẳn gạo sẳn nước mắm và tao nấu 1 nồi cơm nhỏ ăn với kho quẹt thật là ngon.
Mùng 6 tết, ghe anh Thắng cúng 1 mâm và xuất hành ra khơi. Đây là một chiếc cào tôm đặt máy Yanmar45, chạy khá là nhanh hơn các ghe cào thông thường. Đi làm trên ghe gồm có anh Thắng chủ ghe kiêm tài công, thằng Sang em anh Thắng, tao và 1 người nữa là thằng Hận người tại Hà Tiên. Sau khi trình sổ ghe và xuất bến qua khỏi đồn biên phòng, thằng Sang vui vẻ chỉ tao xem, kìa là Pháo đài Hà Tiên, nọ là núi Đèn, mờ mờ xa xa kia là mũi Nai… Cả 3 người đều là dân bản địa, chỉ riêng tao là người ở xa đến. Họ cứ chỉ trỏ giới thiệu chỗ này chỗ kia rất vui vẻ. Nói chung là đi làm ổn định 9-10 tháng.
Ghe anh Thắng đi làm mỗi tuần mới về Hà Tiên 1 lần. Tôm luộc tại ghe và trải trên mui phơi luôn. Đi cào ở khu vực biển giáp ranh Campuchia nên khá trúng. Mọi người hay chỉ tao hòn này là của Miên nè, hòn này là của Việt mình nè. Một đêm anh Thắng chủ ghe đang canh lái và 3 thằng còn lại đang chợp mắt trong cabin chờ lát lấy cào lên. Tao giật mình nghe 3 tiếng như ai dùng búa đập mạnh bên cửa sổ chiếc ghe đồng thời nghe loáng thoáng bùm bùm bùm (vì trong ghe còn tiếng máy nổ bên tai nữa). Chưa kịp hiểu tiếng gì thì nghe anh Thắng la to:
– Cướp Miên bắn, chặt chạc nhanh lên!
Thằng Sang (em anh Thắng) nhanh chóng rút con dao phay hay giắt trong cabin lái. Con dao trước nay tao chưa hiểu để đó làm gì. Nó vừa bò vừa trườn ra ngoài cửa, trườn về phía mũi ghe. Tao hiểu mũi ghe là nơi cột dây chạc (hai sợi dây to và chắc đang dùng kéo cào). Anh Thắng thì tắt điện tối thui, kéo ga hết cỡ. Tao thấy thằng Hận tuột xuống hầm máy, tao cũng tuột theo, té đái ướt quần từ lúc nào. Nghe mấy tiếng bặc bặc và ghe chao qua chao lại rất mạnh, xong có cảm giác ghe vọt ào ào lên, tao biết thằng Sang đã chặt xong cặp dây chạc. Chợt nghe anh Thắng la
– Á, chết tao
Tiếng la nghe đau đớn lắm. Anh vừa té vừa nằm xuống chỗ đứng lái. Anh 1 tay ôm bụng 1 tay còn với cầm vô lăng và nói
– Thằng nào cầm lái.
Tao ngồi dưới hầm, gần ngay đó, nên tao chồm lên 1 tí, đưa tay ngang qua người anh Thắng, giữ lấy cái vô lăng mà không biết ghe đang chạy về hướng nào. Ở vị trí này nếu chạy hướng đông là chạy về Hà Tiên.
Thằng Sang bò vô tới, nó với tay lấy cái la bàn trên bàn lái đưa cho tao và hét
– Qua phải 1 chút
Tao nhìn la bàn thấy kim chỉ 80, tao bẻ qua phải 1 chút kim lên 90 là đúng hướng Đông. (thằng Sang ở ngoài nó thấy hải đăng, không cần nhìn la bàn). May nhờ la bàn có gắn cây đèn pin nhỏ xíu nên tao thấy đường, đứng dưới hầm thò tay lên lái, giữ cho ghe đi theo hướng 90. Thằng Hận lúc này bò tới giúp anh Thắng chăm sóc vết thương. Không thấy cướp đuổi theo nên mọi người bớt sợ. Thằng Sang nằm ngoài boong để canh kẻo đâm phải ghe tàu khác, còn tao đứng dưới hầm điều khiển lái.
Về gần đến Hà Tiên, đã thấy ánh đèn nhấp nháy từ xa, mọi người trấn tĩnh lại, nhưng chân tao vẫn còn run. Thằng Sang vô chỗ ngồi lái, kêu tao buông ra để nó lái. Tao đưa la bàn cho nó rồi cùng thằng Hận khiêng anh Thắng lên trên nằm. Đèn bật lên. Anh Thắng máu me ướt hết áo, bị tét một đường sượt hông khá sâu. Ghé đồn biên phòng nộp sổ, mấy anh trên đồn nhảy xuống ghe xem xét vết thương anh Thắng rồi kêu chạy ghe về nhà đưa anh Thắng vô viện. Ghe đậu nghỉ mấy ngày để lo khâu bụng anh Thắng. Tao ở dưới trông ghe. Anh thắng xuất viện về , anh thừa nhận do buồn ngủ, ngủ gục nên để ghe kéo cào lạc vào sâu bên nó quá. Khi phát hiện, đang kéo trở về thì bị nó chạy ra bắn.
Sau chuyến đó tao mất hồn. Nói với gia đình anh Thắng thôi không đi nữa, cho em về Sài Gòn. Nói vậy chứ tao có về SG đâu, tao về lại Hòn Sơn xem em Loan về nhà chưa. Vẫn chưa về. Tao giận rồi, nghỉ trong bụng là từ nay bỏ luôn. (À, nói cho các mày hiểu là thời đó tao không đăng ký kết hôn). Tao qua bãi Nhà ở và nghĩ đến chuyện làm tôm khô. Tao sẽ làm chủ, thuê mướn vài người làm, chứ không phải đi làm thuê nữa.
P/S: trên ghe anh Thắng còn mấy lổ thủng và 1 đầu đạn sau nộp cho biên phòng.
Do lúc đi ghe Hà Tiên chủ ghe luộc tôm trên ghe luôn, phơi trên nóc, về bán cho chủ vựa người ta chỉ cần đập vỏ là thành sản phẩm, vì vậy nên tao biết cách luộc. Loại tôm khô chúng mày thấy bán ngoài chợ đó, mua về nấu canh là ngon. Về Hòn Sơn cũng có nhiều người ở bãi Nhà làm nghề tôm khô, tao lân la đến xem. Bãi Nhà cũng toàn người quen cả nên việc đến xem và giúp người ta một tay (không lấy tiền công) rất dễ dàng.
Nghề tôm khô cũng dễ. Quy trình thế này:
– Mua tôm tươi do ghe cào mang vô bán.
– Luộc ngay tại bãi
– Phơi tại những nơi trống trên bãi
– Bỏ vào bao lưới, cầm miệng bao đập (tư thế giống đập lúa ngày xưa)
– Mang sản phẩm ra bán cho vựa.
Chỉ vậy là xong, sản phẩm gồm tôm khô và vỏ tôm (vỏ bán rất rẻ, như cá phân). Thuê nhà ở bãi Nhà sống, lân la nhiều chuyện đâu cỡ chừng 1 tháng, tao rủ 1 thằng tên Hưng chung vốn với tao làm nghề tôm khô. Hai thằng sắm sửa vài trăm mét lưới (dùng phơi tôm). 1 cái nồi to để luộc, mấy cái bao lưới, cần xé, đồ nghề linh tinh. Thuê mướn đâu khoảng 1 chục công nhân để làm, đa phần là con gái.
Trở lại phần trước 1 xíu. Vì sao canh lái ghe cào mà ngủ gục?
Nghề cào ban đêm làm ban ngày ngủ. Những đêm trời yên biển lặng, người đang canh lái có thể “cột lái” lại, là dùng dây cột cái vô lăng cho đứng yên một chỗ, giữ cho ghe đi thẳng hướng. Rồi thì có thể buông tay lái, đi tới đi lui, có thể pha ly cafe hay hút điếu thuốc, cũng có thể ngả lưng nhắm mắt trong vài mươi giây cho đỡ mỏi mắt. Khi nào liếc nhìn la bàn thấy chệch hướng thì sửa lái lại. Giữa biển mênh mông thường chẳng có ai xung quanh. Vì vậy, nếu tính nết của tài công không thuộc loại cực kỳ cẩn thận cộng với ban ngày có thể vì lý do gì đó mà ngủ ít, trong lúc chợp mắt vài mươi giây có thể ngủ thiếp luôn lúc nào không hay. Ghe không người canh có thể đi chệch hướng. Thường chệch hướng giữa biển cũng chả vấn đề gì. Khi nào đi làm gần nơi có rạn đá, đường hàng hải, hay gần biên giới thì mới có thể gây nguy hiểm như vụ trên.
Dự định làm tôm khô nhưng do tiền vốn ít, mấy tháng đi Hà Tiên tích được đâu khoảng 7-8 triệu thôi. Với lại nào giờ chưa từng làm chủ. Tao dự tính tìm người hùn vốn mà làm. Có hôm đi uống cafe gặp thằng Hưng lúc trước đi lưới bao chung. Gặp nhau mừng rỡ cũng hỏi han linh tinh nào là hôm bão có bị sao không, nào là giờ làm gì bla bla. Tao rủ thằng Hưng hùn vốn làm tôm khô đi, nói chuyện 1 lúc nó ok luôn.
Thằng Hưng này quê ở Thứ 3 (thuộc huyện An Biên), tại bãi Nhà này nó có bà con sinh sống lâu đời, vậy cũng tạm coi như nó là dân bản xứ. Hai thằng bàn tính mua vài trăm mét lưới mành, mấy cái cần xé, mấy cái bao cùng một số vật dụng đồ nghề. Hết bao tiền không nhớ rõ, hai thằng cưa đôi phần mua sắm ban đầu. Thằng Hưng sẽ lo khâu tuyển người còn tao nắm phần kỹ thuật. Mỗi thằng bỏ thêm 5 triệu vô làm vốn. Làm bữa nào bán bữa đó, tiền lời cưa đôi. Nếu thiếu thì sẽ hùn thêm nữa. Thực sự với số tiền đó làm thoải mái vì có 1 vài ghe quen bên nhà thằng Hưng, mình có thể thanh toán vào buổi chiều, sau khi đã bán tôm khô.
Nhân sự gồm tao, Hưng, 2 thanh niên, chị Lùn, một bà già và 4 đứa con gái, tổng 10 người. Buổi sáng bắt đầu, Hưng xuống bãi, thỏa thuận giá tôm với ghe cào. Thời giá khi ấy khoảng 3k-4k/ ký tùy mặt tôm (to hay nhỏ, tươi hay đỏ). 10 triệu trong tay có thể mua khoảng 300 ký tôm tươi, 2 ghe quen nhà Hưng khoảng 150-200 ký tùy bữa. Tổng 1 ngày làm cỡ 500 ký tôm tươi đổ lại. Mua được cần xé tôm nào thì 2 thanh niên xỏ đòn khiêng tới chỗ luộc, tao đứng canh luộc cho vừa chín (có bỏ muối và hàn the nghe tụi mày, tại ai cũng bỏ nên tao cũng vậy). Dùng vợt to vớt ra xong 2 thanh niên khiêng lên bãi phơi. Trên bãi phơi, đàn bà con gái đã trải lưới sẵn, họ sẽ dùng những cái rổ xúc tôm ra, rải đều trên lưới để phơi. Thanh niên lại trở xuống khiêng tiếp.
Phơi khoảng 4-5 tiếng tùy theo trời nắng, sẽ gom tất cả vô dưới bóng cây to. 4 thanh niên bỏ tôm vào những bao bằng lưới và đập lên tảng đá, kiểu như đập lúa. Vỏ tôm nát và văng ra ngoài qua những mắt lưới. Chủ yếu 2 thanh niên kia đập chứ tao với Hưng vừa làm vừa kiểm soát chất lượng. Mấy đàn bà con gái sẽ cho tôm đã đập xong lên những cái sàng và sàng nhiều lượt để phân loại. Sau phân loại sẽ có được loại 1, 2, loại dạt, và vỏ. Sau đó tất cả đều được bán cho các chủ vựa thu mua. Khoảng 4-5 giờ chiều mọi việc sẽ xong hết và thanh toán tiền lương cho người làm mỗi ngày luôn. Lời lãi bao nhiêu 2 thằng cưa đôi luôn trong ngày. Việc kiếm ăn cũng tạm ổn.
Trong số những nhân công có 4 đứa con gái, gồm 2 đứa khoảng 18-20 tuổi và 2 chị em sinh đôi đều 17 tuổi tên Ngọc và Hồng. Ở tỉnh Kiên Giang có mấy địa danh cũng hay hay: Thứ 3, Thứ 5, Thứ 7 hoặc kênh 2, kênh 4, kênh 6…. đều là những địa danh cấp xã, cấp thị trấn.
Lửa gần rơm tránh sao khỏi bén. Trai thì thích gái nhưng gái ở xa cứ chờ tới lượt đi, gái ở gần, cùng nhau làm việc mỗi ngày nó dễ dính hơn. Làm đâu khoảng hơn tháng nghe đâu thằng Hưng quen 1 trong 2 đứa con gái, vì thấy bọn nó hay đi chung. Một buổi trưa tao cũng ngồi ngắm nghía 2 chị em làm việc. Hai đứa giống nhau lắm nhưng con chị là Ngọc nhìn da mặt mịn hơn, con Hồng có vài cái mụn nhỏ. Hai chị em hơi trắng hơn dân miền biển, chân mày đậm nhưng nhìn hiền hậu chứ không dữ, mắt to tròn long lanh, má lúm. Tao kết con chị hơn nên cứ nhìn thẳng vào nó. Khi nó nhìn qua thì tao mỉm mỉm cười. Nó cũng cười và e thẹn cúi mặt xuống làm tiếp. Từ đó đến chiều tao nhìn 1-2 lần nữa nó cũng cười rồi cúi mặt. Nhiều khả năng nó chịu đèn rồi.
Tối tao diện đồ tìm lên nhà 2 chị em Ngoc Hồng chơi. Hai đứa vui vẻ đem nước ra mời. Mẹ là bà 7 Trấn (chắc tên chồng), sồn sồn nhưng trang điểm đẹp. Bà 7 Trấn cũng hết sức vui vẻ đón tiếp tao. Qua nói chuyện thì biết bà ấy làm nghề sơn móng dạo quanh xóm (nghề nail). Ông 7 Trấn thì đi ghe cào đôi khoảng 1 tháng mới về 1 lần. Nói chuyện chơi một lúc xong tao về.
Hôm sau tao tìm cơ hội nói nhỏ vô tai em Ngọc
– Tối nay đi coi phim nhé!
Em ấy kín đáo gật đầu.
Coi phim là vào quán nước ngồi uống, rồi chủ quán mở tv chiếu phim, chứ không phải vô rạp cinema như giờ. Tuy nhiên có đi là ok rồi. Cứ thế dần dà rủ đi gành đá tâm sự. Tuy nhiên em Ngọc nhát lắm, đi thì đi chứ tao đè ra là không cho. Tao phải dụ mãi mấy hôm mới cho tao “mở ra chỉ xem thôi”. Bữa đó tao dụ em đi ra thật xa khu dân cư cho em yên tâm không ai có thể bắt gặp. Tao sờ sờ rồi dụ em mở ra cho anh xem một tí thôi mà. Em để yên cho tao cởi quần em ra. Tao sờ sờ mó mó lên những cọng lông và cái hột. Hàng đúng đẹp. Tao di di ngón tay một hồi coi bộ em phê nên em thả lỏng hết cơ thể. Tao bắt đầu vét máng. Đây là lần đầu tiên tao vét chứ trước giờ chưa biết skill đó. Vét một hồi em cứ ưỡn ưỡn con bướm lên. Tao biết tới thời điểm rồi nên thủ thỉ:
– Cho anh nhé?
Em thoáng suy nghĩ rồi nói:
– Một lần thôi đó.
Ừ thì một lần. He he
Mặc dù tao đã dạo đầu rất kỹ, miệng hang trơn láng nhiều nhớt, nhưng khi tao đút vào thì em ấy hoảng hốt la 1 tiếng.
-Anh…
Em khép hai chân lại và muốn bật người lên. Tao đoán em đau lắm nên tao dừng yên lại, thằng nhỏ đã nằm ở trong rồi.
Tao hỏi đau lắm hả em? Em gật đầu.
Dừng một lúc tao bắt đầu đẩy nhè nhẹ… thật nhẹ nhàng… và nhanh từ từ. Rồi cũng đến lúc lên đỉnh thần tiên.
Trên đường về em tỏ thái độ yêu thương hơn trước thấy rõ. Em nói:
– Em cho anh là người đầu tiên đó.
….
Sau một thời gian thì em Hồng cũng phát hiện tao yêu chị nó, nó cũng chấp nhận nhưng má nó thì khác. Bà 7 cho rằng tao quá già, tao 27t còn em 17t. Bà ngăn cấm đủ đường. Nhưng tao với em Ngọc tất nhiên đâu chịu rời nhau. Đêm, cứ chờ 10h tắt máy đèn (thời điểm đó trên đảo có điện bằng cách chạy máy phát, cứ 10h là tắt máy cả bãi tối thui, thời gian đó mọi người cũng ngủ hết). Tắt điện rồi tao mò xuống nhà em Ngọc. Em ấy nằm trong giường vờ ngủ, chờ tao thò tay vào khều thì nhè nhẹ xuống giường, và thật khẽ, em hé cửa đi ra. tao thì thào vô lỗ tai: Con Hồng ngủ chưa? Em trả lời thật nhỏ:
– Ngủ rồi.
Tao nắm tay em đi trong đêm tối, về nhà tao, hai đứa làm gì thì đừng hỏi nhé. Lát sau tao lại dắt tay em ấy về nhà, em len lén vào nhà xong tao trở về nhà mình ngủ.
Về công việc thì 2 chị em Ngọc Hồng đã nghỉ làm chỗ tao, và tao đã thuê người khác. Quan hệ tình cảm thì vẫn khắng khít như thường. Đặc biệt Ngọc thương tao nhiều. Má em Ngọc chê tao già, nhưng hàng xóm xung quanh lại vun đắp cho tụi tao. Mỗi tối tao lảng vảng đến thì hàng xóm đều mách:
– Bả đi coi phim rồi.
Hoặc là:
– Bả còn ở nhà đấy. Đừng vô.
Có lúc tao đang ôm ấp tâm sự trong nhà, con bé 12 tuổi nhà hàng xóm còn chạy đến cửa la to:
– Bà 7 về, bà 7 về.
(Chắc mẹ nó bảo chứ nó chưa biết gì đâu)
Tao chỉ việc lòn ra cửa sau và chuồn thôi.
Rồi đến một hôm có ông kia, là cậu của em Ngọc, từ trong đất liền ra chơi. Hàng xóm lại mách:
– Cậu nó trong bờ ra rồi, đang cầm cây rình mày đấy. Mày vô là ổng đập chết mày.
Tao nghĩ bụng ông này cũng quá đáng. Người ta thương cháu ổng mà làm gì ghê thế. Tao mon men đến gần, nấp mấy nhà hàng xóm, nhìn vô nhà em thì thấy 1 ông mặt mày đăm đăm. Ông cậu chắc chỉ hơn tao vài ba tuổi. Hàng xóm cũng thậm thụt lôi kéo được em Ngọc qua nhà bằng cách vờ hô to:
– Ngọc ơi! Qua nhà chị nhờ chút việc coi.
Em Ngọc chạy qua, mấy người chúng tao ngồi xúm lại bàn chuyện “đại sự”. Chị Ngân nói:
– Hay là tụi bây trốn đi, trốn cho bả biết tay, làm gì mà ngăn cấm ghê thế.
Chị Bích nói:
– Lên rẫy tao kìa, đủ mùng mền nồi chén trên ấy, sống vài tháng rồi về. Gạo nấu thành cơm rồi bà phải chấp nhận thôi.
Em Ngọc phải lật đật chạy về vì cậu không cho đi đâu lâu. Tao với mấy bà chị hàng xóm bàn bạc 1 lúc nữa thì kết lại là tao đồng ý dắt em Ngọc trốn đi, tao sẽ nghỉ làm tôm khô. Mấy chị sẽ bàn với em Ngọc lần nữa để quyết định chính xác cũng như bàn phương án tuồn quần áo em ấy đem đi. Hôm sau tao nói với thằng Hưng thôi tao làm bữa cuối, mai tao nghỉ để mày làm chủ một mình. Thằng Hưng ngơ ngẩn, hỏi sao kỳ vậy? Nhưng tao đã quyết thì xong thôi. Chiều về, “ban tham mưu tác chiến” họp lại lần nữa, quyết định bây giờ hành động.
Ngọc đã đưa túi quần áo cho chị Bích. Giờ chị nói:
– Tao để đồ con Ngọc dưới gốc mít đó nghe. Cây mít ướt ngay ngã ba lên rẫy đó.
Chị Ngân hỏi
– Giờ đi chưa?
Tao với em Ngọc gật đầu. Quyết định hành động.
Tao rút lui, đi vòng đường thánh thất cao đài, trèo đá băng bụi đi lên ngã ba cây mít đứng chờ. Em Ngọc (sau kể lại) nói với gia đình là đau bụng quá, để đi lên rẫy chút (nghĩa là đi cầu). Thời ấy ít ai làm nhà cầu, chỉ có nhà tắm, khi cần cứ lên rẫy lên núi. Hai đứa gặp nhau ngay ngã ba cây mít, lấy được túi quần áo. Tao nắm tay em Ngọc dẫn chạy một mạch, trèo đá lội suối, băng băng đi về bãi Xếp. Tao cũng chả biết tại sao khi ấy quyết định không chạy lên rẫy chị Bích. Có lẽ tao không thích ở rẫy. Sau này mới biết, hôm ấy mà chạy lên rẫy là vô cửa tử. Vì lát sau không thấy em Ngọc về và phát hiện không còn quần áo nào trong nhà, mẹ và cậu em mỗi người cầm một cây to, đi thẳng lên rẫy chị Bích. Không gặp ai nên hai người cầm cây trở về.
Khoảng hơn 5h chiều, hai đứa tao đến nhà bác 6. Chuyện tao quen biết bác 6, má em Ngọc không hề biết. Tao cũng đi liều nhờ bác 6 tư vấn con đường sắp tới chứ chưa quyết cụ thể. Chỉ dự tính tìm cách, xin dựng 1 cái nhà tranh trên rẫy bác 6 hoặc rẫy anh Đường để 2 đứa sinh sống. Bãi Xếp còn 1 cái nhà gạch bỏ hoang không ai ở nhưng thường ngày bác 6 vẫn quét dọn sạch sẽ. Bác bảo tụi tao thôi tối rồi qua bên đấy ngủ tạm đi mai tính.
Hôm sau tao mới kể chuyện chia tay em Linh hơn 1 năm rồi, giờ thương em Ngọc mà gia đình ngăn cấm, hai đứa quyết tâm sẽ sống chung với nhau. Tao dự định khai hoang kiếm miếng rẫy mà làm ăn.
Tuy nhiên bác 6 khuyên là khai hoang rẫy cực lắm, sợ làm không nổi. Khuyên tao cứ tìm ghe mà đi, khoảng 1-2 tháng quay về xin lỗi mẹ em Ngọc là xong. Mọi chuyện đã rồi chắc bà ấy chấp nhận thôi.
Vậy là tao xin ở nhờ trong căn nhà gạch và tìm cách kiếm ghe xin đi.
Bãi Xếp tất nhiên không có chiếc ghe nào vì chỉ có mỗi gia đình bác 6 ở. Bãi Bấc thì đang mùa gió bão, ghe cộ tản mác qua Thiên Tuế hoặc bãi Nhà hết rồi. Mỗi ngày cuốc bộ qua bãi Bấc tìm mà không có việc, tao lại mua gạo và thức ăn, sắm ít vật dụng cần thiết đem về dùng. Tiền còn kha khá nên tao cũng chả vội vàng. Mỗi ngày cùng em yêu tận hưởng cuộc sống êm đềm. Sáng sáng cùng nhau ngắm bình minh trên biển. Chiều chiều cùng nhau bắt ốc, gỡ hàu ở các gành đá ven bờ. Bãi Xếp đẹp và thơ mộng lắm chúng mày.
Sau, ông 7 về nhà, nghe con gái bỏ theo trai, ông lại vác cây đi tìm tao. Ông đến gần nhà bác 6, vác khúc cây to ngồi trên tảng đá rình. May bác trai thấy được, bác lẻn qua nhà gạch báo tao biết. Hai đứa tung cửa sau bỏ chạy lên núi. Bò lên mỏm đá nhìn xuống thấy ông 7 vác cây đi qua đi lại trước sân. Hai đứa ở trên núi đến tối mới dám mò về. Ở không ăn tiêu gần tháng cũng sắp cạn tiền, tao lén lút về Bãi Nhà xin đi ghe cào tiếp. Đi cào cũng nhiều cái vui lắm, có hôm gặp bầy cá chuồn nó bay tá lả, bay cả lên ghe thiệt đúng như bầy chuồn chuồn bay luôn. Nhiều hôm cũng gặp cá ông bơi đua bên cạnh, hoặc bầy cá bớp đua phía sau, nhìn thích. Đặc biệt cá cờ thì nhìn đúng y chang tàu ngầm, nó bơi dưới nước nhưng ló cây cờ đen thui lên. Ghe có bộ đàm thì cả đêm bọn nó thi nhau ca vọng cổ, kể chuyện đêm khuya, chuyện gái gú, tán phét các kiểu. Bật bộ đàm lên là vui vãi luôn ý.
Đi làm lén lút bên bãi Nhà, mỗi ngày tao đều cuốc bộ 2x6km đi về thăm Ngọc ở bãi Xếp. Gia đình Ngọc phát hiện, cảm động, và vì mọi chuyện đã rồi, nên cho phép tụi tao về bãi Nhà sống chính thức, thừa nhận như con rể. Làm mấy tháng có ít vốn tao dắt em Ngọc vào thị xã Rạch Giá thuê phòng trọ ở. Tao lên SG, đến chợ đồng hồ fake ở đường 3-2 gần Lê Đại Hành, mua đồng hồ fake về bán dạo ở các khu Rạch Giá, Kiên Lương, Ba Hòn…
Trong 1 chuyến tao đi lấy hàng, em Ngọc tự ý bỏ về thăm nhà, bị trộm cạy cửa phòng trọ gom hết số tài sản ít ỏi gồm chiếc xe đạp và một ít tiền. Tao giận em Ngọc, bỏ về SG, từ biệt Kiên Giang luôn. Kết thúc chuyện đi bụi lần 2. Giờ nghĩ lại tao vẫn cảm thấy có lỗi với ba người con gái đó và gia đình. Nếu người xưa có đọc được đoạn này, xin gởi ở đây một lời xin lỗi. Big Sorry! Về SG tao xin vào một cơ sở may ba lô túi xách trên đường Nguyễn An Ninh, Quận 1, ngay sát chợ Bến Thành. Đước vài tháng thì tao cũng chán cảnh sống chật chội ở nhà. Bỏ đi bụi tiếp lần 3. Kỳ này đi lên mạn Biên Hòa, Đồng Nai. Lý do là có lần đi đám cưới anh họ, xe chạy ngang qua Biên Hòa, nhìn ra thấy thích. Lên Biên Hòa thì kinh qua mấy nghề như bán quần áo trẻ em, bán CD lậu, bán hoa giả, hoa tươi… Cũng lăn lộn trải dài từ Biên Hòa, Dầu Dây, Gia Kiệm, Long Khánh…
Đến 2008 vẫn phòng trọ và chưa ngóc lên nổi. Năm đó nhận thức được mình đã quá già mà chưa có gì trong tay nên quyết định phải tìm cách phất. Ra hàng nét ngồi gõ chữ “làm sao để giàu” “cách làm giàu” ngồi đọc say sưa mấy tiếng đồng hồ. Về mua 2 quyển sách “dạy con làm giàu” tập 1 và tập 2 (của Robert Kyosaki) đọc nghiền ngẫm. Bắt đầu nhận thức được đường lối mới, tinh thần mới. Bắt tay vô kế hoạch mới làm ăn.
Nhảy vào thị trường trà sữa thức ăn nhanh, đi bỏ mối. Mới đầu nhát quá mua thêm quyển “tôi tài giỏi bạn cũng thế” của adam khoo về đọc, xốc lại tinh thần. Vô cuộc rồi thì bị cá mập trong ngành vùi dập, đầu gấu trong ngành hăm he. Cũng phải nuốt nước mắt, nén lòng đau, vừa kiên trì cày cuốc, vừa van xin cá mập chừa cho mẫu xương rơi. Nhiều mặt hàng bị cá mập độc quyền, buộc mình phải mua về bán với lãi 0 đồng mới bán kèm được hàng khác. Trãi đủ mọi cay đắng khổ cực, tao cũng sản xuất được một mặt hàng trong ngành, bớt bị lệ thuộc.
Ban đầu sản xuất chui do chưa có nhà cửa, phải thuê, bị quản lý thị trường bắt mấy lần. Sau tích tiền dần, mua được miếng đất, xây nhà xưởng, xin giấy phép này nọ. Giờ chính thức là 1 cơ sở sx nhỏ giấy phép đầy đủ, tất cả loại giấy phép con đủ hết. Tạm yên tâm. Giờ tổng trong tay 5 tỏi. Chưa đạt mục tiêu nhưng tạm ổn. Vậy là xong nhé các anh em. À, mười mấy năm sống ở Biên Hòa có 2 đời vợ, vợ trước cưới hỏi đàng hoàng nhưng sau ly dị (có ra tòa). Vợ sau đang sống hp cùng 2 đứa con.
HẾT…
Trở lại một chút, nhà tao ở Sài Gòn mà tại sao tao đi bụi? Và đi sao lâu thế?
Vì nghèo chúng mày ạ. Nhà tao là 1 cái ổ chuột ở gần chợ Bình Thới quận 11. Diện tích khoảng 50m2 mà 15 mạng người trong đó, anh em chú bác cô dượng 1 bầy trong đó và vì nghèo nên quá quý trọng đồng tiền mà quên bớt tình cảm. Ông già tao trước 75 là thư ký trong 1 cơ quan chính quyền cũ, mẹ tao là giáo viên, sau 75 bị đì đi kinh tế mới, khổ quá trồi lại về SG. Ba tao đi bán vé số 1 thời gian ổng mắc cở với bạn bè nên bỏ nhà lên rừng Bù Đăng sống 1 mình. Mẹ tao nghỉ dạy đi nướng bánh tráng bán dạo trong hẻm.
Tao với thằng em trai chán cảnh chung đụng như bầy chuột nên hay đi bụi, sau đợt đi Long Khánh tao bị chạm thần kinh, vì đầu trần đạp xe giữa trưa suốt từ SG, tao chở thằng em suốt vì nó mới 10 tuổi, may mà nửa đêm lạnh quá tao tỉnh lại, không thì giờ tao đang ở truồng nhong nhong ngoài phố hoặc đang la hét trong trại nào đó rồi. Khi tao đi bụi lần 2 khoảng 8 năm dưới Kiên Giang thì cũng ngần ấy năm thằng em trai tao lăn lộn ở ngã tư Bình Phước, khu An Sương và bến xe Miền Đông, nó nhảy xe bán bánh mì chúng mày ạ. Em gái tao có 2 đứa, 1 đứa 13 tuổi lúc đó đi học may “thí công”, là kiểu đi quét dọn lau chùi chịu sai vặt nhiều thứ trong vài năm người ta dạy may cho. Đứa nhỏ khoảng 7-8 tuổi cũng cầm bánh tráng bán phụ mẹ. Chỉ có thằng em út ở nhà và được đi học.
Theo tác giả quanbhvn1, cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện với những từ ngữ rất chân chất.
Kiếm tiền bằng MMO : Nhìn lại cuộc phiêu lưu đời tôi và bài học rút ra5716 0 23:58 02/08/2023Tâm sự |
[Tâm sự] Nỗi lòng anh chàng làm công ăn lương8195 0 21:42 26/06/2017Tâm sự |
Bạn đã bao giờ khóc vì một chú chó?4536 1 02:02 30/06/2017Tâm sự |
Người từng yêu đơn phương năm 17 tuổi và nụ hôn sau 8 năm chờ đợi6721 1 03:16 23/08/2018Tâm sự |
[Tâm sự] Kể chuyện mình đi tán gái7272 0 14:46 10/05/2018Tâm sự |
[Tâm sự quê hương] “Nhà” là bao xa?3983 0 19:43 09/03/2018Tâm sự |
[Tình cảm – Tâm sự – Full chap] Tiệm tạp hoá 24 giờ4993 0 21:03 03/01/2018Tâm sự - Truyện tình cảm |
Hành trình làm leader IT fullstack mà không có bằng Đại Học ở tuổi 192819 1 01:41 23/05/2023Tâm sự |
“Bí kíp” giao tiếp tại nơi làm việc một cách khéo léo2412 0 06:13 23/02/2024Tâm sự |
[Happy Ending] Trai tỉnh lẻ say nắng gái thành phố5203 0 17:39 20/12/2017Tâm sự |
Không có bình luận nào!