Chắc mọi người cũng thắc mắc là làm sao để có thể tìm được những tổ ong mật nằm sâu trong khe đá, ở rừng rú xa xôi, tất nhiên việc tìm ong mật hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên đi rừng gặp.
Vào khoảng tháng 3, thời tiết ấm lên, vài loại hoa bắt đầu nở, ong đi kiếm ăn nhiều, lúc này dân bản thường đi tới các khu vực đồi núi có nhiều hoa, bắt mấy con ong đến hút nhụy, dùng sợi chỉ buộc lông tơ của con gà (thường lấy lông màu xám hoặc đen) vào chân ong, sau đó thả ra, ong bị lông tơ cản gió và nặng không bay nhanh được, đi theo con ong đấy để tìm tới tổ của chúng, ong mật thường không kiếm ăn quá xa, tối đa là bán kính 10 km quanh tổ, thông thường chỉ cần đi 3-4 km là sẽ thấy con ong đáp xuống 1 khu vực nào đó, tìm trong khoảng nhỏ là sẽ thấy tổ ong. Nếu tổ quá khuất và khó tìm thì có thể chờ hôm nắng đẹp, tầm 10-11h trưa đàn ong sẽ bay ra khá nhiều để tắm nắng, rất dễ nhìn thấy.
Sau khi thấy tổ ong đá thì người ta dùng dao chém 2 vạch vào vách đá thể hiện đây là tổ mình đã tìm được và cũng để đánh dấu, thông thường thì người khác sẽ không bắt tổ này, tất nhiên là thông thường thôi, chứ thỉnh thoảng vẫn mất. Nếu là tổ ong làm trong bọng cây, họ sẽ cưa luôn bọng cây mang về, lấy bùn và 2 mảnh gỗ bịt 2 đầu, đục lỗ nhỏ cho ong ra vào, nuôi luôn.
Khi đã tìm được tổ, vào đầu tháng 4, người ta sẽ đi bắt đợt 1, dùng thứ gì tạo khói (phổ biến là thuốc lá, nếu ai không hút thuốc lá thì mang vài que hương hoặc giấy hơi ẩm) để thổi khói vào tổ, cho tới khi ong say thì có thể thò tay vào bẻ sáp, lẽ dĩ nhiên sẽ vẫn còn con ong tỉnh táo và hệ quả là nó đốt cho sưng tay lên. Nhưng không sao cả, toàn bọn trâu bò về nhà làm vài chén rượu rồi ngủ giấc mai lại đi kiếm bình thường.
À trong việc khai thác này thì ngày xưa người Kinh rất xấu tính, họ sợ bị đốt nên dùng thuốc xịt muỗi xịt thẳng vào tổ, ong chết hàng loạt, tổ ong chỉ thu được 1 lần, rất phí phạm, vô đạo đức, chưa kể thuốc muỗi có thể dính cả vào mật nữa, cũng có chỗ thì dùng lửa đốt tổ rồi mới bắt. Giờ người Kinh không đi tìm nữa vì những chỗ gần họ đã diệt hết rồi, chỗ xa thì chỉ dân bản mới đi được (đi bộ cả chục km đường núi tìm ong không đơn giản) ^^.
Đợt 1 này sẽ bẻ toàn bộ sáp, chỉ để lại rất ít mật cho đàn ong, nếu không bẻ hết sáp thì đợt khai thác sau sẽ sót rất nhiều sáp già hoặc sáp con non.
Đợt 2 được bắt vào cuối tháng 4, đợt mật này là năng suất cao nhất, có thể đạt 3-6kg sáp cho 1 tổ, thậm chí cá biệt có tổ 10kg, tùy tổ to hay bé, nếu tổ dễ bắt thì sẽ chọn những sáp màu vàng ươm để lấy, sáp màu trắng để lại, ổ khó bắt thì lấy tuốt.
Đợt 3 được bắt vào cuối tháng 5, đợt mật này sẽ để lại 1/5 lượng mật cho đàn ong, nếu cửa tổ to thì xếp đá, đắp đất cho kín tổ lại, năm sau bắt tiếp, sang tháng 6 người ta sẽ không đi lấy mật nữa, nếu cố lấy thì tổ ong đấy có lẽ sẽ không sống nổi qua mùa đông.
Theo tác giả dangkhoa27187, cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện thú vị này…
[Review – Chia sẻ] Một số kinh nghiệm khi đi nghĩa vụ quân sự11892 1 14:20 19/02/2019Truyện review |
[Chuyện có thật] Ký sự chuyển mộ – emkhongphailagay4272 0 04:51 18/05/2017Truyện review |
[Chuyện có thật 100% – Ma quái] Đêm kinh hoàng (Trọn bộ)4059 0 14:56 21/11/2017Truyện ma quái - Truyện review |
[Review] Viettel đổi SIM 4G mới miễn phí cho người dùng lâu năm6196 0 16:01 02/08/2019Truyện review |
[Review – Chia sẻ] Chiêu trò của tài xế giao hàng thức ăn trực tuyến3504 0 15:28 25/02/2019Truyện review |
[Chuyện ly kỳ – Siêu hay] Căn phòng ma quái ở trường em16658 4 00:02 06/10/2017Truyện ma quái - Truyện review |
[Review] Khám NVQS tại trạm y tế phường/ xã và trường hợp được miễn6583 0 04:07 08/10/2019Truyện review |
[Tâm sự – Cảnh báo] Vợ vay mượn tiền app tín dụng và cái kết đau lòng4309 1 14:02 03/09/2019Tâm sự - Truyện review |
[Review] Lần đầu vào nhà xác – lossecontrol7212 0 04:12 20/05/2017Truyện review |
[Có thật – Ma] Thuận Kiều Plaza, tầng 30 khó lý giải8477 0 23:27 16/07/2021Truyện review |
Không có bình luận nào!